Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ

  • Chuẩn mực sử dụng từ trang 1
  • Chuẩn mực sử dụng từ trang 2
  • Chuẩn mực sử dụng từ trang 3
  • Chuẩn mực sử dụng từ trang 4
CHUẨN Mực sử DỤNG TỪ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được các yêu cầu trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả trong khi nói và viết.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Bâ't kì từ nào cũng có hình thức âm thanh và nội dung ý nghĩa riêng. Nếu dùng từ không đúng âm thanh sẽ dẫn đến việc không đúng nghĩa và tất nhiên vì thế mà người đọc, người nghe sẽ hiểu sai nội dung cần diễn đạt. Bởi vậy, khi dùng từ cần phải dùng đúng âm thanh.
Ví dụ: Từ xán lạn mà nhầm thành sáng lạng là sai.
Khi dùng từ, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của từ; Mỗi từ có một nghĩa riêng, không trùng với nghĩa của những từ khác. Bởi vậy, khi nói hoặc viết ta cần phải dùng từ đúng với sự vật, sự việc, đúng với tư tưởng, tình cảm mà mình cần thể hiện.
Ví dụ: Sợ khác với sợ hãi (ở sắc thái nghĩa).
Chết khác với hi sinh (ở sắc thái biểu cảm)
Mỗi phong cách văn bản có những đòi hỏi nhất định về mặt dùng từ. Với văn bản khoa học, đó là tính chính xác, chặt chẽ của hệ thông các thuật ngữ khoa học. Với yăn bản hành chính, đó là tính khuôn mẫu của hệ thông các từ ngữ công văn, sự vụ... Bên cạnh đó, chúng ta lại thấy có những từ được dùng trong một phong cách, có những từ lại được dùng trong nhiều phong cách. Bởi vậy khi dùng từ, không thể không chú ý tới đặc điểm này của các từ ngữ.
Ví dụ:
+ ăn, ở, đi, đứng, câu văn, bài văn... là những từ được dùng trong nhiều phong cách.
+ Phản ứng, di truyền, trung hoà, cú pháp, văn bản... là những từ được dùng chủ yếu trong phong cách khoa học.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
A. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả
Các từ in đậm trong câu sau đây sai âm, sai chính tả như thế nào?
Một số người sau một thời gian dùi đầu vào làm ăn, nay đã khâm khá.
Thay từ dùi bằng từ vùi.
Em bé đã tập tẹ biết nói.
Thay từ tập tẹ bằng từ bập bẹ.
Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất trong đời em.
Thay từ khoảng khắc bằng từ khoảnh khắc.
B. Sử dụng từ đúng nghĩa
Các từ in đậm trong các câu sau đây dừng sai nghĩa như thế nào? Em hãy dùng từ khác để sửa lại cho đúng nghĩa cần diễn đạt.
Đất nước ta ngày càng sáng sủa.
Sáng sủa: có nhiều ánh sáng rõ ràng.
Ớ đây dùng từ‘sáng sủa không chính xác. Ta có thể sửa lại:
Đất nước ta ngày càng tươi đẹp.
Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế.
Cao cả: cao quý và lớn lao vô cùng.
Dùng từ cao cả trong văn cảnh này không đúng. Ta có thể sửa lại:
Ong cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ quý báu để chúng ta vận dụng trong thực tế.
Quý báu: có giá trị lớn và hiếm có.
Con người phải biết lương tâm.
biết: hiểu, cảm thấy được, có đầy đủ khả năng để làm được việc gì đó.
Sử dụng từ biết trong hoàn cảnh này là sai, ta có thể sửa lại:
Con người phải có lương tâm.
c. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang.
hào quang là danh từ, không dùng làm vị ngữ như tính từ; sửa lại: Nước sơn làm cho đồ vật thêm sáng sủa.
“Bình Ngô đại cáo” là một bản tổng kết đánh giá đầy dủ các súc tích sắc sảo về cuộc kháng chiến chông quân Minh của dân tộc ta.
Súc tích sắc sảo: là tính từ, không thể dùng như danh từ; sửa lại: “Bình Ngô đại cáo” là một bẳn tổng kết đánh giá đầy đủ các chiến thắng oanh liệt về cuộc kháng chiến chông quân Minh của dân tộc ta.
Bọn giặc đã chết với nhiều thảm hại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đồng nội ở Tuy Động, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lí Khánh phải bỏ mạng.
Thảm hại: là một tính từ, không thể kết hợp với nhiều, ta sửa lại; Thay từ thảm hại bằng từ thảm kịch.
Đất nước phải giàu mạnh thực sự chứ không phải là sự giả tạo
phồn vinh.
giả tạo phồn vinh: là tính từ không dùng như danh từ, ta sửa lại:
Đâ't nước phải giàu mạnh thực sự chứ không phải là sự phồn vinh giả tạo.
D. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách
Các từ in đậm sau đây sai về sắc thái biểu cảm. Em hãy tìm từ thích hợp để thay thế.
Sửa lại:
Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu sang xâm lược nước ta.
Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên... Nhưng Viên vẫn ráng sức quần nhau với con hổ.