Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt

  • Sự giàu đẹp của tiếng Việt trang 1
  • Sự giàu đẹp của tiếng Việt trang 2
  • Sự giàu đẹp của tiếng Việt trang 3
Văn bản Sự GIRO ĐẸP cảR TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả.
Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
1. Bô' cục và ý chính của mỗi đoạn
Bài văn có 2 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến "qua các thời kỉ lịch sử". Nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, hay và giải thích nhận định ấy.
Đoạn 2: Phần còn lại. Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Sự giàu đẹp ấy cũng là một chứng cứ về sức sông của tiếng Việt.
Nhận định: "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" đã được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn như một câu khẳng định giá trị và địa vị của tiếng Việt. Tiếp đến giải thích ngắn gọn về nhận định ây.
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiêhg Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ:
Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp trước hết ở mặt ngữ âm.
Ý kiến của người nước ngoài: Ấn tượng của họ khi nghe người Việt nói, nhận xét của những người am hiểu tiếng Việt như các giáo sĩ nước ngoài (phương Tây).
Hệ thông nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).
Uyển chuyển, cân đôi, nhịp nhàng về cú pháp.
Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.
Tiếng Việt là một thứ tiếng hay.
Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt.
Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:
Tác giả đã giải thích về cái đẹp của tiêhg Việt: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu. Còn về cái hay của tiếng Việt: tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm tư tưởng của con người, thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá, xã hội.
Phẩm chất đẹp của một ngôn ngữ là khả năng gợi cảm xúc, chủ yếu được tạo nên bởi hệ thông ngữ âm, sự hài hoà về thanh điệu, nhịp điệu. Còn cái hay chủ yếu là ở khả năng diễn tả tình cảm, tư tưởng phản ánh đời sông phong phú tinh tế, chính xác. Giữa hai phẩm chất ấy có sự gắn bó với nhau. Cái đẹp của một thứ tiếng cũng phản ánh được cái hay của thứ tiếng ấy.
Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du tác giả rất thành công trong việc dùng từ để miêu tả cảnh và tâm trạng của nhân vật.
Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này:
Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận.
Lập luận chặt chẽ: đưa nhận định ở ngay phần mở bài, tiếp đến là giải thích, mở rộng nhận định, cuối cùng dùng các chứng cớ để chứng minh.
Các dẫn chứng mang tính toàn diện, bao quát không sa vào kể lể tỉ mỉ.
LUYỆN TẬP
Nêu các ví dụ về sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngôn ngữ và từ vựng:
Ngữ âm:	"Đoạn trường thay, lúc phân kì!
Vó câu khấp khểnh bánh xe gập gềnh".
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Âm thanh: (sự hài thanh) lên bổng xuống trầm:
"Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín" (Cây tre Việt Nam - Thép mới)
Từ vựng: "Cỏ non xanh rợn chân trời" hoặc những câu thơ sau của Hàn Mặc Tử:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền?"
(Đây thôn Vĩ Dạ)
Hoặc bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến:
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”