Soạn bài Thành ngữ

  • Thành ngữ trang 1
  • Thành ngữ trang 2
  • Thành ngữ trang 3
  • Thành ngữ trang 4
THÀNH NGỜ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được đặc điểm câ'u tạo và ý nghĩa của thành ngữ.
Có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Ví dụ:	Nước đổ lá khoai
Mẹ tròn con vuông
Cấu tạo của thành ngữ là một cấu tạo gọt giũa (có tính nghệ thuật dân gian về ngôn từ). Thành ngữ có thể là:
+ Một ngũ' (kết cấu chính phụ) như: Vắt cổ chày ra nước; buồn như chấu cắn...
+ Một kết câu chủ vị: Ếch ngồi đáy giếng; chuột sa chình gạo...
+ Một liên hợp ngữ: Xanh vỏ đỏ lòng; dược voi dõi tiên...
+ Một liên hợp kết cấu chủ vị: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược; quýt làm cam chịu...
Câu tạo gọt giũa của thành ngữ không những thể hiện ở số lượng từ mà còn thể hiện ở chồ tố’ chức vần và đối.
+ Đô'i: Phép thường gặp nhất trong thành ngữ là 4 tiếng. Giả sử 4 tiếng là À, B, c, D sẽ eó các cặp đố) A - C; B - D: Tình ngay lí gian... Nếu ở vị trí c tiếng A được lặp lại, thì B và D đối: cháy ruột cháy gan, tối tăm mặt mũi.
Ờ thành ngữ nhiều tiếng hơn, nếu số tiếng lẻ thì trục đôi là tiếng ở giữa: Lá lành đùm lá rách
Nếu sô' tiếng chẵn thì có những cặp đối như ở thành ngữ 4 tiếng.
+ Vần: Vần trong thành ngữ là một nét rất rõ phản ánh lôi nói ưa có nhạc, có vần của tiếng Việt. Nó cũng cho thấy tính gọt giũa của thành ngữ.
Có thể vừa có vần vừa có đối: Xanh vỏ đỏ lòng, hết nạc vạc đến xương.
• Có thể có vần mà không đối; Àn cam nhà vác tù và hàng tổng
Giá trị của thành ngữ lậ ngắn gọn, hàm súc và có tính hình tượng cao.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Thành ngữ là gì?
Nhận xét về đặc điểm của cụm từ lền thác xuống ghềnh trong câu ca dao:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bây nay
ơ câu thành ngữ này ta không thể thay hoặc chêm thêm một vài từ khác vào cụm từ này được vì thành ngữ là một cụm từ có cấu tạo cố định hiểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
a) Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa gian truân, vất vả. Nói lên thác xuống ghềnh là nói về một con đường đi có nhiều khó khăn hiểm trở, gian truân vất vả.
Nhanh như cắt có nghĩa là rất nhanh, sự việc diễn ra rất nhanh không nhìn thấy.
Điều hay lẽ phải có nghĩa chỉ ra những cái hay, cái dở, những lẽ phải trong cuộc sông.
Nghĩa của thành ngữ hoặc bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó hoặc thông qua phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh (nghĩa bóng).
Ghi nhớ: Đọc SGK.
Sử dụng thành ngữ
Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ trong các câu sau:
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non.
“Bảy nổi ba chìm” là một liên hợp kết cấu chủ vị (bảy, ba là chủ ngữ; nổi, chìm là vị ngữ)
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào bắt nạt thì em chạy sang...
“Tắt lửa tối đèn” là một liên hợp ngữ.
Em hãy phân tích cái hay của việc dùng các thành ngữ trong hai câu trên.
Cái hay của hai thành ngữ ‘Ba chìm bảy nổi” và “Tắt lửa tối đèn”. Nghĩa của các thành ngữ là nghĩa bóng.
Ba chìm bảy nổi nói lên số’ phận long đong vất vả, khi lên khi xuôhg của con người (đặc biệt là người phụ nữ).
Tắt lửa tối đèn có nghĩa là khó khăn, hoạn nạn đều có nhau.
Các thành ngữ này đều sử dụng phương pháp ẩn dụ hoặc so sánh để bộc lộ nghĩa. Do đó cả hai thành ngữ đều có tính hình tượng và tính biểu cảm cao.
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong các câu sau:
Câu a: Có hai thành ngữ:
Sơn hào hải vị: Những món ăn ngon có ở trên núi và dưới biển.
Nem công chả phượng: Các món ăn ngon, sang trọng và quý.
Câu b: Có một thành ngữ:
Tứ cổ vô thân: Chỉ có một mình, không nơi nương tựa.
Câu c: Có một thành ngữ.
Da mồi tóc sương: Chỉ người đã về già (tóc đã bạc, da có những lốm đốm chấm nâu nhạt như đồi mồi).
Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên, Êch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi.
Con Rồng cháu Tiên: Lai lịch của thành ngữ này là tựa đề cho truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Câu chuyện kể về mốì tình của Lạc Long Quân và Âu Cơ; một người ở trên rừng, một người ở dưới biển, họ có một trăm người con trai. Sau đó họ chia tay nhau, mỗi người đem theo năm mươi người con, kẻ lên núi, người xuống biển. Người con cả ở lại lấy tên là Hùng Vương. Vi vậy, người Việt Nam đều là con Rồng cháu Tiên.
Ech ngồi đáy giếng: Là câu chuyện kể về một con ếch, vương quổc mà nó ở chỉ trong một cái giếng. Hằng ngày, nó nhìn lên chỉ thấy bầu trời xanh và nó tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng tràn lên đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch ta đi nghênh ngang ra đường, nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên trời chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Qua câu chuyện này, người đời muốn dạy cho kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang. Chính vì thế câu thành ngữ ếch ngồi đáy giếng được ra đời.
Thầy bói xem voi: Là câu chuyện kể về năm ông thầy bói sờ voi và đoán xem con voi giông cái gì. Người sờ vào vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Người sờ ngà bảo nó như cái đòn càn. Người sờ vào tai bảo nó như cái quạt thóc. Người sờ vào chân bảo nó như cái cột đình. Người sờ vào đuôi bảo nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu.
Điền thêm yếu tô' để thành ngữ được trọn vẹn:
Lời ăn tiếng nói.
Một nắng hai sương.
Ngày lành tháng tốt.
No cơm ấm cật.
Bách chiến bách thắng.
Sinh cơ lập nghiệp.