Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố)

  • Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) trang 1
  • Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) trang 2
  • Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) trang 3
NGỔM THÁC NÚI LO'
(Vọng Lư Sơn bộc bô)
MỤC TIẾU BÀI HỌC
Thấy được vẻ đẹp của thác nước Lư Sơn.
Bước đầu có ý thức và biết sử dụng thơ dịch trong việc phân tích tác phẩm.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Lí Bạch (701-762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liêm cư sĩ.
Tuổi trẻ ông đã xa gia đình để đi chu du, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Lí Bạch được mệnh danh là “ tiên thơ”. Thơ ông biểu hiện một tâm hồn tự do phóng khoáng. Vọng Lư Sơn bộc bố là một trong những bài tiêu biểu nhất về đề tài thiên nhiên của nhà thơ.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Xác định điểm nhìn của tác giả đối với toàn cảnh. Điểm nhìn đó có lợi như thế nào trong việc phát triển những đặc điểm của thác nước?
Ngay từ tựa đề bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố, chữ vọng có nghĩa là trông từ xa, Lư sơn: núi Lư; bộc bố: thác nước từ trên cao đổ xuống nhìn xa như một tâm vải treo dọc buông rủ xuống. Như vậy ta có thể xác nhận điểm nhìn của tác giả là điểm nhìn từ xa. Điểm nhìn này không cho phép nhìn tỉ mỉ từng sự vật nhưng nó lại dễ dàng phát hiện vẻ đẹp hùng vĩ của toàn cảnh.
Xác định vị trí của câu thứ nhát trong bô' cục bài thơ. Câu này tả cái gì và tả như thế nào?
Vị trí của câu thơ thứ (1) trong bô' cục bài thơ.
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên.
(Mặt trời chiếu núi Hương Lô sinh làn khói tía)
Tác giả miêu tả vẻ đẹp của ngọn núi Hương Lô khi mà ánh sáng mặt trời chiếu vào và làn hơi nước bô'c lên phản quang ánh sáng nó đã chuyển thành màu đỏ tía, vừa rực rỡ, vừa kì ảo. Như vậy vị trí của câu thơ (1). trong bô' cục bài thơ chính là cái nền của bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của thác nước Lư Sơn.
- Câu thơ này miêu tả ánh sáng mặt trời chiếu vào ngọn núi Hương Lô sinh làn khói tía.
Nêu lên vẻ đẹp khác nhau của thác được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong 3 câu sau.
Câu thơ thứ hai:
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
(Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước)
Vì tác giả đứng nhìn từ xa nên dưới mắt nhà thơ vốn thác nước đang chảy ầm ầm xuống chân núi đã biến thành một dải lụa trắng yên ắng bất động được treo ở khoảng giữa vách núi và dòng sông. Chữ “quải” đã biến cái động thành cái tĩnh. Như vậy toàn cảnh bức tranh được miêu tả: Đỉnh núi có khói tía bay mịt mù, phía dưới chân núi dòng sông đang chảy, khoảng giữa là thác nước treo cao như dải lụa. Quả thực là một cảnh đẹp huyền ảo.
Phi lưu trực há tam thiên xích
(Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước)
Cảnh vật ở câu này không còn ở trạng thái tĩnh nữa nó đã chuyển sang trạng thái động. Từ phi và trực đã cho thấy điều đó. Đỉnh núi cao, sườn núi dựng đứng. Thông qua hình ảnh này, Lí Bạch muôn miêu tả cảnh hùng vĩ của thác.
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
(Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín từng mây)
Thác nước ở đây không chỉ rực rỡ như một bức danh họa tráng lệ mà còn có một vẻ đẹp huyền ảo. Từ nghi và hình ảnh Ngân Hà lạc cho ta một cảm giác hư hư thực thực. Thực là có dòng sông Ngân Hà vốn nằm theo chiều ngang vắt qua bầu trời do những ngôi sao li ti hợp thành. Hư là dòng sông Ngân Hà lại đổ theo chiều dọc từ chín tầng mây xuống. Đây chính là sự kết hợp tài tình giữa cái ảo và cái hiện thực để tạo nên một cái kì diệu của thác Lư Sơn.
Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ?
Qua cảnh vật được miêu tả ta thấy những nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ: Có một tình yêu quê hương đất nước, biết trân trọng cái đẹp của thiên nhiên và biểu lộ nó bằng cả một tình yêu mạnh mẽ và hào phóng.
Ghi nhớ: Đọc SGK.