Soạn bài Đại từ

  • Đại từ trang 1
  • Đại từ trang 2
  • Đại từ trang 3
  • Đại từ trang 4
ĐỢI Tử
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được thế nào là đại từ. Các loại đại từ trong tiếng Việt.
Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Ý nghĩa khái quát của đại từ
Đại từ là loại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
Các đại từ có ý nghĩa "trỏ", do vậy mà nó có thể thay thế thực từ. Tuy nhiên, không giông như các thực từ, đại từ không phản ảnh trực tiếp các sự vật, hoạt động, tính chất. Ý nghĩa của đại từ do chức năng thay thế các từ ngữ khác của nó quy định, không liên quan đến ý nghĩa của từ vựng. Và như vậy chỉ xét về ý nghĩa, đại từ không được xem là thực từ.
Đặc điểm cú pháp
+ Đại từ đảm nhiệm chức năng thay thế từ, ngữ khác trong các ngữ cảnh, ý nghĩa của đại từ thường được xác định. Vì vậy, nói chung đại từ không đòi hỏi các yếu tổ' phụ bồ’ sung cho nó. Rất ít đại từ đứng làm trung tâm trong một ngữ.
+ Chức năng cú pháp của đại từ rất đa dạng và linh hoạt. Đặc điểm ngữ pháp của đại từ tùy thuộc vào chức năng thay thế mà nó có thể thay thế.
Ví dụ: Những người mới đến là chúng tôi.
"chúng tôi " là đại từ, mang đặc điểm ngữ pháp của danh từ: làm vị ngữ có từ "là" làm trung gian.
Bạn nói dối. Em cũng thế ư?
"thế" là đại từ mang đặc điểm ngữ pháp của cụm động từ "nói dối'' trực tiếp làm vị ngữ.
Phân loại đại từ
Đại từ có hai loại lớn: đại từ để trô và đại từ để hỏi.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Thế nào là đại từ
Đọc hai đoạn văn (SGK) và trả lời câu hỏi.
Nó ồ đoạn văn đầu để trỏ em tôi. Còn trong đoạn văn của Võ Quảng nó lại trỏ con gà của anh Bốn Linh.
Từ Ai trong bài ca dao là một đại từ phiếm chỉ (dùng để hỏi).
Nó, ai trong các đoạn văn trên có vai trò ngữ pháp.
Nó trong đoạn văn của Khánh Hoài và ai trong bài ca dao là chủ ngữ. Nó trong bài văn của Võ Quảng là định ngữ.
Ghi nhớ: Đọc SGK.
Các loại đại từ
Đại từ để trỏ:
Các đại từ: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ... trỏ người.
Các đại từ: bấy, bấy nhiêu, để trỏ số lượng.
Các đại từ: vậy,- thế trỏ động tác, tính chất, trạng thái của người hay sự vật.
Đại từ để hỏi:
Các đại từ ai, gì hỏi về người, sự vật.
Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về sô' lượng.
Các đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính châ't, sự việc.
LUYỆN TẬP
1. a) Em hãy xếp các đại từ trỏ người, sự vật vào bảng dưới đây:
Số
Ngôi
Sô' ít
Sô' nhiều
1
Tôi, tao, tớ
Chúng tôi, ta, chúng tao, chúng tớ
2
Mày
Chúng mày
3
Nó, hắn
Chúng nó, họ
b) Đại từ mình trong câu Cậu giúp dỡ mình với nhé! thuộc ngôi thứ nhất. Đại từ mình trong câu ca dao:
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
thuộc ngôi thứ hai.
Đặt câu với mỗi từ ai, sao, bao nhiều để trỏ chung.
Ví dụ: * Có ai nói gì bao giờ đâu?
Nước dâng cao bao nhiêu đê đắp cao bấy nhiêu.
Việc ấy kết quả ra sao?
Tại sao khi giao tiếp cần phải chọn đại từ xưng hô thích hợp với hoàn cảnh nói năng?
Khi giao tiếp cần chọn đại từ xưng hô thích hợp với hoàn cảnh nói năng vì như vậy thì giao tiếp mới đạt hiệu quả.