Soạn bài Mùa xuân của tôi

  • Mùa xuân của tôi trang 1
  • Mùa xuân của tôi trang 2
  • Mùa xuân của tôi trang 3
  • Mùa xuân của tôi trang 4
MÙfĩ XUÂN cản TÔI
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Cảm nhận được cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội.
Thây được tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm củ‘a tác giả.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng sinh năm 1913 tại Hà Nội, xuâ"t thân trong một gia đình làm nghề xuất bản và mở hiệu sách. Ông có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí. Vũ Bằng, vào Sài Gòn và mất tại đó năm 1984.
Bài Mùa xuân của tôi là đoạn đầu của thiên tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt, mở đầu cho nỗi nhớ thương mười hai tháng của tác giả. Bài văn đã tái hiện lại cảnh sắc mùa xuân trên đất Bắc, đồng thời thể hiện tình cảm thiết tha, nồng nàn của tác giả với quê hương, đất nước.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Em hãy đọc kĩ bài văn và trả lời câu hỏi sau:
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Em thử hình dung hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài thơ này.
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất Bắc trong những ngày tháng giêng.
Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả:
Khi mùa xuân đến, tác giả bồi hồi nhớ lại mùa xuân ở miền Bắc, mùa xuân của Hà Nội trong một tâm trạng náo nức, tha thiết, nồng nàn và cũng rất trân trọng vẻ đẹp của đời sống, của thiên nhiên, đất nước.
h) Bài văn chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn?
Bài văn chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”: tình cảm của con người đối với mùa xuân.
Đoại 2: từ “Tôi yêu sông xanh” đến “mở hội liên hoan” cảnh sắc và không khí mùa xuân của đất trời và lòng người.
Đoạn 3: Phần còn lại. Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.
Đọc lại đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh” đến “mở hội liền hoan”: và cho biết:
Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào?
Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được miêu tả:
Cảnh sắc thiên nhiên: tác giả gợi được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân, vừa có cái lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông còn vương lại, có cái ấm nồng nàn của khí trời mùa xuân. Đó còn là âm thanh của tiếng nhạn kêu, tiếng trông chèo, câu hát huê tình của cô gái đẹp. Không khí mùa xuân còn được thể hiện trong đời sông gia đình trong không khí đoàn tụ êm đềm. Khung cảnh bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên với đèn, nến, hương trầm.
Mùa xuân đã khơi dậy ở thiên nhiên và con người sức sông tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ, làm bừng dậy lòng yêu đời, khao khát sông và yêu thương. “Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti...”
Qua cách miêu tả này tác giả muốn thể hiện cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc có một vẻ đẹp riêng biệt, thơ mộng nhưng cũng dào dạt tình người.
Giọng điệu và ngôn ngữ trong đoạn văn này rất sôi nổi và tha thiết, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sức truyền cảm cho đoạn văn.
Đọc lại đoạn cuối bài từ “đẹp quá đi...” đến hết và tìm hiểu:
Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng có nét đẹp riêng biệt:
+ Trời đất: Trời hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn...Thấy những vệt xanh tươi hiện trển trời.
+ Thiên nhiên: Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không ướt xanh như cuối đông, đẩu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
Ở đây, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên, không khí mùa xuân. Bằng một loạt những biện pháp so sánh, tác giả đã làm nổi bật cảnh sắc mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng.
Qua việc tái hiện cảnh sắc và không khí của mùa xuân miền Bắc, tác giả đã bộc lộ sự quan sát, sự cảm nhận rất tinh tế trong từng chi tiết miêu tả ngoại cảnh. Điều đó thể hiện tác giả không chỉ là người ạm hiểu thiên nhiên mà còn rất yêu thiên nhiên, biết trân trọng cuộc sống và tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sông.
Đọc đoạn văn này, em cảm nhận được gì đậm nét nhất về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả?
Cảm nhận của em sau khi đọc đoạn văn: Đó là cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và rực rỡ. mang một một vẻ đẹp riêng biệt của không khí ngày xuân ở Hà Nội và miền Bắc trong những ngày giáp Tết và sau ngày rằm tháng giêng. Đồng thời qua cảnh sắc thiên nhiên, bộc lộ nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê, lòng yêu cuộc sông, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa độc đáo của tác giả Vũ Bằng.
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
Sưu tầm và chép lại một sô' đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
Đoạn văn:	MÙA XUÂN XINH ĐẸP ĐẢ VỀ
Thế là mùa xuân mong ước đã đến!
Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thây hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lâm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá, lại sắp buông tỏa ra những tán hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia rặng dâm bụt cũng sắp có nụ. Nhiều bạn chúng ta đợi ngắt những nụ hoa dâm bụt đỏ về bày chơi.
Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về.
Tô Hoài
Đoạn thơ:	NGÀY XUÂN
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Nguyễn Du