Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

  • Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học trang 1
  • Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học trang 2
  • Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học trang 3
CÁCH LRM BÀI VĂN BIỂU CRM
ĐÔÌ VỚI TÁC PHRM VĂN HỌC
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Biết phát biểu cảm tưởng, đánh giá đô'i với tác phẩm văn học.
Tập phát biểu trước lớp một cách tự nhiên, chủ động.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
1. Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi: Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình đôi với bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tô" đó trong văn bản.
Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình đối với bàỉ ca dao bằng cách:
Những hình ảnh tưởng tượng: “bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ”.
Những hình ảnh liên tưởng: "... một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt đang kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương”.
Những hình ảnh có tính chất hồi tưởng: “Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng. Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ... đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.”
Suy ngẫm về các hình ảnh: “Thì ra cái vùng sao như cát, như thuỷ tinh vãi kia ở trong tranh minh hoạ là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu... Vừa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng”
“Lại con sông Tào Khê này nữa! Hơn bốn mươi năm sau đấy tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông... nhiều bạn tôi xưa cũng thấy thế”.
Ghi nhớ: Đọc SGK.
IIỈ. LUYỆN TẬP
1. Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Tĩnh dạ tứ; Hồi hương ngẫu thư; Cảnh khuya; Rằm tháng giêng:
BÀI THAM KHẢO
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya”.
Bài làm
Cùng thưởng thức một bài thơ có thể có nhiều cảm nghĩ khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Đọc thơ của Bác Hồ có người nghĩ đó là những bài thơ chính trị khô khan nhưng nhiều người lại cảm thấy ở thơ Bác Hồ nồng nàn một trái tim nghệ sĩ, chỉ. có là ở bên cạnh người nghệ sĩ ây còn có một con người chiến sĩ và sự hoà hợp đó chính là sự vĩ đại của Bác Hồ. Bài thơ Cảnh khuya là một dẫn chứng.
Cánh khuya - Đêm đã vào sâu. Trên nền im lặng ấy nổi bật lên một âm thanh trong trẻo, êm dịu như một tiếng hát xa: tiếng suối. Tiếng suối được ngỡ là một tiếng “hát” từ xa vọng lại.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Tiếng suối chảy thường nghe róc rách, rì rầm... nhưng có lẽ trong đêm khuya tĩnh mịch tiếng suối trở nên trong trẻo được ví như tiếng hát. Cách ví ấy gợi lên những tình cảm thân thiết giữa thiên nhiên và con người. Với âm thanh mở của từ “xa” ở cuối câu thơ có âm điệu vang dài như vô tận. Nó tạo ra cái không gian vời vợi.
Hình như chính câu mở đầu này đã làm cho bài thơ nhanh chóng đi vào lòng độc giả. Có nhạc sĩ nước ngoài đã phổ nhạc, nhiều nhà thơ trong nước cũng hay nhắc đến bài thơ này. Chế Lan Viên có lần nhắc đến những kỉ niệm về Bác Hồ đã viết: “Trong cõi trường sinh tiếng hát trong của Người là một tiếng suối xa...”
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
“Lồng” có nghĩa là bao phủ, trùm lên hoặc hoà hợp vào nhau, như trong thơ Kiều-.
“Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân”
Hay câu thơ “Chinh phụ ngâm”-.
“Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.”
Đây chính là cảnh trước mắt (còn tiếng suối tù' xa vọng lại) chỉ có tôi và sáng, trắng và đen, loang loáng ánh bạc. Hai lần từ “lồng” được lăp lại,
gợi một cảnh tượng chập chờn, bóng hoa, bóng cây, bóng trăng hoà với nhau và tất cả tạo thành một bức tranh phong cảnh về khuya dưới ánh trăng.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lọ nỗi nước nhà”.
Giữa cảnh khuya nên thơ còn có con người. Phải chăng đây là con người nghệ sĩ chưa thể ngủ được và còn lặng ngắm cảnh đẹp đêm khuya của núi rừng? Câu thơ thứ ba cắt ngang nhưng không phải để tạo thế đối lập mà chỉ để làm nổi bật vị trí của con người trong thế hoà hợp với thiên nhiên: Con người cùng thức với tiếng suối, thức cùng trăng, cùng hoa cùng cây cổ thụ.
Nhưng con người cũng chưa “ngủ được” vì “lo nỗi nước nhà”.
Ta không quên bài thơ này Bác Hồ làm vào năm 1947, lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở những ngày đầu khó khăn, quyết liệt. Tuy nhiên, trong bài thơ Bác vẫn tỏ ra rất chủ động, Bác “chưa ngủ” chứ không phải “không ngủ”, cũng không phải “không ngủ được”. “Chưa ngủ” ở câu trên ngỡ là của người nghệ sĩ, “chưa ngủ” ở câu sau là của người chiến sĩ. Trong thơ Bác chúng ta vẫn gặp sự hoà hợp vĩ đại này. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung. Trong cảnh nhà tù, Bác vẫn ngắm trăng. Trong cảnh 56 tuổi với cây gậy trúc và đôi dép cao su, Người lên đường đi kháng chiến, Bác vẫn hẹn:
“Kháng chiến thành công ta trở lại Trăng xưa hạc cũ với xuân này”.
Cùng gặp nhau trong sự thưởng thức hai câu thơ cuối bài Cảnh khuya nhưng giáo sư Đặng Thái Mai có một cách diễn đạt khác:
“Bài thơ có một cái bản lề đặt vào hai chữ “chưa ngủ”. Chưa ngủ vì “cảnh khuya như vẽ”, hay chưa ngủ vì “lo nỗi nước nhà”. Cái bản lề khép mở hai tâm trạng: Say thiên nhiên là lo việc nước, khép mở hai thế giới: động tiên và chiến khu, lãng mạn .’à hiện thực. Tất cả thống nhất trên cái lô gích của một tâm hồn yêu nước vĩ đại, dĩ nhiên ở Bác Hồ, yêu thiên nhiên cũng là yêu đất nước, nhưng ở đây không phải vì cảnh đẹp thiên nhiên mà Bác Hồ nghĩ đến đất nước, mà trước hết là vì lo việc nước (chưa ngủ được) mà Người bắt gặp trăng đẹp giữa rừng khuya”.
Cả cuộc đời Bác Hồ đã qua nhiều đêm không ngủ. Bác không ngủ bởi rất nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân đã làm nên sự thống nhất trong con người Bác, gợi lên tận đáy lòng chúng ta niềm cảm phục vô hạn, đó là ý thức trách nhiệm, nỗi lo lắng vận mệnh nước nhà, không một phút giây xao lãng.
(Trích chọn)