Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản

  • Quá trình tạo lập văn bản trang 1
  • Quá trình tạo lập văn bản trang 2
  • Quá trình tạo lập văn bản trang 3
  • Quá trình tạo lập văn bản trang 4
QUÁ TRÌNH TẠO LỘP VĂN BẢN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được các bước của một quá trình tạo lập văn bản.
Củng cố’ những kiến thức và kĩ năng về liên kết, bô’ cục và mạch lạc trong văn bản.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
a) Hãy nghĩ thêm về khúc hát "Công cha như núi Thái Sơn", theo em vì sao khúc hát đó có thể ra đời?
Khúc hát "Công cha như núi Thái Sơn" ra đời là vì: Người ru khát khao truyền vào hồn bé thơ những lời tha thiết về nghĩa mẹ công cha.
Vì sự thôi thúc nào mà con người lại muôn tạo lập nên văn bản?
Vì sự phát triển ngày càng cao của xã hội đòi hỏi ngôn ngữ học không thể dừng lại ở giới hạn của mình là "câu" mà phải tiếp cận các đơn vị và các kết cấu trên câu, tiến tới một văn bản hoàn chỉnh.
b) Em hãy tưởng tượng ra tình huống: một người mẹ muôn tâm sự với một người mẹ khác về cảm xúc trước ngày đứa con bắt đầu đi học. Người mẹ ấy có thể cứ nói hệt như bài Cổng trường mở ra không? Vì sao?
Các bà mẹ tâm sự với nhau về cảm xúc trước ngày đứa con bắt đầu đi học không thể giông như bài Cổng trường mở ra vì bài đó là một văn bản viết có bô’ cục chặt chẽ (mở bài, thân bài, kết luận), còn các bà mẹ ở đây chỉ tâm sự với nhau có nghĩa là mới đưa ra các ý và mới thể hiện cách diễn đạt các ý mà thôi.
Em có thể tạo lập văn bản được không khi chưa tìm ra ý gì để nói (viết)? Nhưng khi đã tìm ra nhiều ý thích hợp thì em còn phải làm công việc gì nữa? Công việc ấy cần đạt những yêu cầu nào?
Ta không thể tạo lập văn bản khi mà chưa tìm ra ý để nói (viết). Nhưng khi đã tìm ra ý thích hợp thì phải biết sắp xếp theo một bô’ cục rành mạch, hợp lí, đồng thời phải biết thể hiện cách diễn đạt sao cho trong sáng, mạch lạc và các ý phải liên kết chặt chẽ với nhau.
Như vậy để tạo lập một văn bản cần phải lần lượt đi theo các bước:
Định hướng văn bản: Nói và viết về cái gì? Cho ai? Để làm gì? Như thế nào?
Tìm ý và sắp xếp ý để có một bô' cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên.
Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành câu, đoạn chính xác, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
Kiểm tra xem văn bản tạo lập có đạt được các yêu cầu trên hay không?
Chỉ có dàn bài mà chưa viết (nói) thành văn thì đã thành một vàn bản chưa?
Chỉ có dàn bài mà chưa viết (nói) thành vàn thì chưa phải là văn bản. Vãn bản cần đòi hỏi phải diễn đạt các ý đã ghi trong bô' cục thành những câu văn, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
Đánh dấu * vào bảng:
Đúng chính tả
Đúng ngữ pháp
Dùng từ
Sát với bô' cục
*
chính xác
*
❖
Có tính
Có mạch lạc
Kể chuyện
Lời văn
liên kết
*
hấp dẫn
trong sáng
*
Ỷ
*
Trong sản xuất lúc nào cũng có bước (khâu, công đoạn) kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản cũng là một loại sản phẩm không?
Văn bản được coi là một sản phẩm của cá nhân hoặc của một tập thể. Văn bản cũng phải được kiểm tra theo những yêu cầu (văn bản viết và nói cái gì? Cho ai? Để làm gì? Tìm ý và sắp xếp ý thành bô' cục; diễn đạt các ý đã ghi thành lời văn...).
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
Em đã từng tạo lập văn bản trong các tiết tập làm văn. Em tự thây:
- Khi tạo nên các văn bản ấy, người tạo lập văn bản phải định hướng chính xác: văn bản viết (nói) về cái gì? Cho ai? Để làm gì?
Công việc sắp xếp, bố- trí các ý, các phần, các đoạn trong một văn bản là cần thiết. Như vậy, văn bản mới có tính mạch lạc, hợp lí và thể hiện được việc định hướng viết (nói).
Sau khi đã hoàn thành văn bản, việc kiểm tra lại là việc rất quan trọng vì để xem văn bản có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và cần sửa lại vân đề gì nữa không?
Giả sử em đang nghe một bạn của em báo cáo kinh nghiệm học tập trong Hội nghị học tốt của nhà trường. Em sẽ có ý kiến:
Bạn không xác định đúng đô'i tượng giao tiếp. Bản báo cáo của bạn phải được trình bày với học sinh chứ không phải với thầy, cô giáo.
Bạn không nên chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích học tập. Điều quan trọng là bạn phải biết từ thực tế đó rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các bạn khác học tập tốt hơn.
Trong buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đã đồng ý rằng: để tạo lập một văn bản phải có bố cục và bô' cục của văn bản phải được thể hiện dưới dạng một dàn bài. Nhưng các bạn còn chưa rõ. Em sẽ trả lời như thế nào?
Dàn bài là cái sườn để người làm bài dựa vào đó mà tạo nên văn bản, chứ chưa phải là một văn bản. Sau khâu lập dàn bài mới là khâu nói (viết) thành văn. Vì vậy dàn bài cần được thể hiện rõ ý, hợp lí, càng ngắn gọn càng hay.
Các phần, các mục lớn nhỏ trong dàn bài cần được thể hiện trong một hệ thống các kí hiệu.
Ví dụ: Phần lớn nhất trong bài được kí hiệu bằng chữ sô' La Mã. Phần lớn nhất trong mỗi mục kí hiệu bằng chữ in hoa (Á, B). Các ý nhỏ hơn lần lượt được kí hiệu bằng chữ sô' thường (1, 2, 3) hoặc chữ cái thường (a, b, c) hoặc các dấu gạch ngang, dấu cộng... Việc trình bày các phần, mục ấy cần ngăn nắp, rõ ràng. Sau mỗi phần, mục đều phải xuống hàng; các phần, mục, các ý ngang bậc nhau phải viết thẳng hàng với nhau. Ý càng nhỏ, càng phải viết lùi vào phía trong trang giấy.
Em thay En-ri-cô viết một bức thư cho bô' nói lên niềm ân hận vì đã nói lời thiếu lễ độ với mẹ.
BÀI THAM KHẢO
Thứ sáu, ngày 15 tháng 11
Bố kính yêu!
Sau khi con đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ, đặc biệt là khi đọc thư của bô', con càng ân hận và suy nghĩ râ't nhiều về hành vi lời nói của mình.
Thưa bố! Con rất hiểu tâm trạng của bô', sự hỗn láo của con đã như một nhát dao đâm vào tim bô', bô' rất khổ tâm vì con. Con cũng rất hiểu công lao của mẹ đối với con. Không có gì so sánh được với sự hy sinh to lớn mà mẹ đã dành cho con. Ngay từ khi con còn râ't nhỏ, mẹ đã chăm lo săn sóc cho con. Mẹ đã bỏ hết hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, mẹ cũng có thể đi ăn xin để nuôi con và thậm chí mẹ có thể hi sinh tính mạng để cứu sông con. Bây giờ, con đã khôn lớn, trưởng thành nhưng mẹ vẫn luôn ở bên con, che chở cho con, đem đến cho con một cuộc sông thanh thản, yên tĩnh. Tình cảm của mẹ là thiêng liêng, cao cả. Con thật xấu hổ và nhục nhã khi đã có những hành vi chà đạp lên tình thương yêu đó.
Bô' kính yêu! Trước hết con xin lỗi bô' và xin lỗi mẹ bằng sự thành khẩn trong lòng mình. Con hứa từ nay sẽ không có một lời nói nào làm tổn hại đến tình thương yêu mà bô' mẹ đã dành cho con. Con nguyện sẽ trở thành người con ngoan ngoãn, lễ phép và có hiếu với bố mẹ. Cuối cùng con xin bô' mẹ tha lỗi cho con.
Con của bố En-ri-cô