Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca)

  • Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) trang 1
  • Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) trang 2
  • Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) trang 3
Văn bản BÀI Cfi NHÀ TRRNH BỊ QIÓ THU PHÁ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
Thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tổ' miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình của bút pháp Đỗ Phủ.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quô'e. Tự là Tử Mĩ, hiệu là Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam. Có một thời gian ngắn làm quan nhưng gần như suôt cuộc đời sông trong cảnh đau khổ, bệnh tật. Năm 755, tướng An Lộc Sơn nổi dậy chông triều đình. Để tránh hiểm họa và do không được nhà vua tín nhiệm nên ông đã từ quan và đưa gia đình về vùng Tây Nam (759).
- Năm 760 được bạn bè và người thân giúp đỡ, nhà thơ đã dựng được một nhà tranh cạnh khe Cán Hoa phía Tây Thành Đô. Nhưng vừa ở được mấy tháng thì căn nhà đã bị gió phá nát. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Đỗ Phủ. Bút pháp hiện thực cũng như tinh thần nhân đạo cao cả của bài thơ đã ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ Trung Quốc thời sau.
Năm 770, nhà thơ qua đời trên một chiếc thuyền nhò ven dòng sông Tương (tỉnh Hồ Nam).
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Tìm hiểu và phân tích bô" cục bài thơ.
Bài thơ gồm bổh phần (4 khổ thơ). Nhưng cũng có thể chia làm hai phần: phần 1 gồm 18 câu đầu. Phần hai gồm 5 câu cuối.
Bài thơ có 3 đoạn gồm 5 câu (đoạn 1, 2, 4). Riêng đoạn 3 gồm 8 câu. Đặc biệt ỗ đoạn cuối các chữ trcng câu dài hơn 7 chữ.
Như vậy bài thơ này không theo một công thức nhất đính, không bị gò bó bởi khuôn khổ. Mỗi đoạn cần bao nhiêu câu và bao nhiêu từ hoặc gieo vần bằng hay gieo vần trắc tất cả đều theo nhu cầu diễn đạt của tác giả quyết định.
2. Đánh dấu X vào ô mà em cho là hợp lí.
\Phương thức biểu đạt
Phần
Miêu
tả
Tự sự
Biểu
cảm
trực
tiếp
Miêu
tả kết hợp tự sự
Miêu tả
kết hợp
biểu
cảm
Tự sự kết hợp biểu cảm
Kết hợp cả 3 phương thức
Phần 1
X
X
Phần 2
X
X
Phần 3
X
X
Phần 4
X
3. Những nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đó như thế nào?
Nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài:
Ngoại cảnh: gió nổi lên vào buổi chiều, mưa đổ xuống kéo dài suốt đêm làm mất ba lớp tranh, các tấm tranh này bị trẻ con lấy mất.
Về phía nhà thơ: vì nhà thơ già rồi không kêu được đành chống gậy về mà lòng ấm ức. Tiếp đến là bao nhiêu nỗi khổ dồn dập đến với tác giả: ướt lạnh, con quậy phá, lo lắng vì loạn lạc. Nhưng thể hiện sinh động và thực chất nhất vần là hình ảnh “Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê” là một nét điểm xuyến làm cho nỗi khổ của tác giả nhân lên gấp đôi. Tác giả khổ không chỉ vì nghèo đói, bệnh tật mà còn vì loạn lạc.
Như vậy, chỉ bằng một vài nét miêu tả, tác giả đã làm nổi bật được nỗi khó khăn, vất vả, cơ cực của nhà thơ khi mưa thu ập đến, phá nát mái nhà của tác giả.
Phân tích tình cảm của nhà thơ được thể hiện qua phần cuối.
Tình cảm cao quý của nhà thơ:
Mặc dù nhà bị bay mất tranh vì bị gió thu phá không nơi trú ngụ nhưng tác giả vẫn mơ ước có một mái nhà rộng lớn để che cho những người nghèo khổ. Điều đó cho thấy tác giả chỉ nghĩ đến người khác, mong muôn cho mọi người được sung sướng, đấy chính là tinh thần cao cả và lòng vị tha của tác giả.
Mặc dù ước mơ đó mang màu sắc hoang tưởng song nó rất đẹp, nó được bắt nguồn từ cuộc sông cụ thể:
Vì căn nhà bị phá nát nên nhà thơ mới ước mơ có một căn nhà mới muôn ngàn gian để che chở cho mọi người khi gặp bất trắc xảy ra.
Đặc biệt hai câu thơ cuối:
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được
Càng chứng tỏ tâm hồn cao thượng, sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc chung của nhà thơ. Từ nỗi khổ của bản thân mình, liên hệ đến nỗi khổ của những người nghèo hơn mình và đặt nỗi khổ’ của họ lên trên nỗi khổ của mình.
Ghi nhớ: Đọc SGK.