Soạn bài Ca dao, dân ca - Những câu hát về tình cảm gia đình

  • Ca dao, dân ca - Những câu hát về tình cảm gia đình trang 1
  • Ca dao, dân ca - Những câu hát về tình cảm gia đình trang 2
  • Ca dao, dân ca - Những câu hát về tình cảm gia đình trang 3
  • Ca dao, dân ca - Những câu hát về tình cảm gia đình trang 4
C0 DfĩO, Đ0N
NHỮNG CfiCI HéT VỀ TỈNH CẢM Glfl ĐÌNH
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca.
Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số’ hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình, chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Thuộc những câu ca dao, dân ca trong văn bản.
II TÌM HIỂU NỘI DUNG
Ca dao, dân ca đều là những thuật ngữ Hán Việt.
+ Ca dao-, câu hát, bài ca, đôi khi có chương, có khúc ghi lại đời sông nhiều mặt, chủ yếu là đời sông tình cảm của con người.
+ Dân ca-, câu hát, bài ca được náng lên thành làn điệu (hát quan họ, hát dặm, hát chòi...).
Đặc điểm của ca dao, dân ca:
+ Ca dao, dân ca thuộc thể loại trữ tình dân gian.
+ Ca dao, dân ca diễn tả đời sông tâm hồn, tình cảm của một sô"
kiểu nhân vật trữ tình: người mẹ, người vợ, người chồng, người con... trong gia đình; chàng trai, cô gái trong tình yêu lứa đôi, người lao động trong quan hệ xã hội...
+ Ca dao, dân ca có những đặc điểm nghệ thuật truyền thông, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, có những đặc thù riêng về hình thức thơ, kết cấu, ngôn ngữ...
+ Ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền.
III. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Lời của từng bài ca dao là lời của ai? Nói với ai?
+ Trong bài thơ (1) là lời của mẹ nói với con. Dâu hiệu trực tiếp để nhận ra điều đó là tiếng gọi "Con ơi!"
+ Bài (2): lời của người con gái lấy chồng xa quê hay đúng hơn là tâm trạng nhớ thương, buồn âm thầm, sâu lắng, không biết chia sẻ cùng ai của người con gái xa quê mẹ. Dấu hiệu trực tiếp để nhận biết là nhân vật trữ tình "Trông về quê mẹ". Mặt khác trong ca dao, dân ca không gian "ngõ sau" "bến sông" thường gắn với tâm trạng người phụ nữ.
+ Bài (3) lời của cháu nói với ông bà (hoặc nói với người thân) về nỗi nhở ông bà. Đốỉ tượng của nỗi nhớ (ông bà) hình ảnh gợi nhớ (nuộc lạt mái nhà) giúp ta khẳng định điều đó.
+ Bài (4) có thể là lời của ông bà, hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ nói với con hoặc của anh em ruột thịt tâm sự với nhau. Điều này được xác định bởi nội dung câu hát.
Tình cảm mà bài 1 muôn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca này. Tìm những câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ.
+ Tình cảm trong bài (1) diễn tả công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và bổn phận, trách nhiệm của con cái trước công lao to lớn ấy.
+ Cách diễn tả trong bài thơ (1) có nhiều cái hay:
Đây là một điệu hát ru, lời mẹ ru con cái, âm điệu của bài thơ sâu lắng, bộc lộ được tâm tình.
Dùng lời nói ví von, so sánh để biểu hiện công cha, nghĩa mẹ, lấy những cái to lớn, mênh mông của thiên nhiên để làm hình ảnh so sánh.
Những hình ảnh đó lại được miêu tả bằng những từ chỉ mức độ (húi ngất trời, núi cao, biển rộng mênh mông). Hình ảnh núi và biển được nhắc lại hai lần có ý nghĩa tượng trưng cho công lao của cha mẹ không thể nào đo được. Bài thơ không đưa ra một lời giáo huấn nào về chữ HIẾU mà chỉ bằng biện pháp so sánh các khái niệm công cha nghĩa mẹ lại trở nên cụ thể, sinh động.
Cuối bài thơ công cha, nghĩa mẹ còn được thể hiện bằng cụm từ "cù lao chín chữ", một mặt thể hiện tình cảm biết ơn của con cái đốì với công ơn cha mẹ, mặt khác tăng thêm âm điệu cho lời hát tâm tình.
* Những câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp mật như đường mía lau
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới dành dạ con
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai .cơm búng, lưỡi lùa cá xương.
Bài (2) là tâm trạng của người phụ nữ lây chồng xa quê đốì với mẹ già và quê mẹ. Một tâm trạng âm thầm buồn tủi, buồn xót xa không biết chia sẻ cùng ai. Tâm trạng này gắn liền với thời gian là buổi chiều mà trong ca dao thường buổi chiều hay gợi nỗi nhớ nỗi buồn. Buổi chiều là thời điểm của sự trở về, đoàn tụ (chim bay về tổ, con người về nhà), trong khi đó người con gái vẫn bơ vơ nơi đất khách quê người. Còn không gian ở đây chính là "ngõ sau", nơi vắng lặng heo hút, không gian này gợi cảnh ngộ cô đơn của nhân vật và đó cũng chính là sô' phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và sự che giàu nỗi niềm riêng (thân phận ở nhà chồng...).
Bài (3) diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đô'i với ông bà. Những tình cảm ây được diễn tả như thế nào?
Bài (3) diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đốì với ông bà. Tình yêu đó được diễn tả bằng hình thức so sánh:
+ Cụm từ "ngó lên" thể hiện sự tôn trọng, kính trọng.
+ "Nuộc lạc mái nhà" gợi sự kết nô'i bền chặt của sự vật cũng như tình
cảm húyết thống và công lao gây dựng gia đình của ông bà đối với con cháu.
+ Hình thức "bao nhiêu... bấy nhiều" gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.
Trong bài (4) tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca này nhắc nhở chúng ta điều gì?
Bài (4) là tiếng hát về tình cảm của anh em thân thương, ruột thịt:
"Anh em" khác với "người xa", những chữ "cùng" "chung" "một" gợi sự
gắn bó mật thiết, sự gắn bó này lại được liên kết với nhóm từ "cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân", đồng thời còn được so sánh với hình ảnh "như thể tay chân" càng biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em. Cuối bài thơ, hai chữ "anh em" lại được gắn với những chữ "hòa thuận, dùm bọc, đỡ đần" để nhắc nhở: anh em phải biết thương yêu nhau, nương tựa vào nhau để cha mẹ vui lòng.
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bôn bài ca dao sử dụng?
Bôn bài ca dao đều sử dụng các biện pháp nghệ thuật:
Thể thơ lục bát.
Sử dụng những hình ảnh quen thuộc (núi, biển, ngõ sau, tay chân...) để thể hiện tâm tình và lời nhắn nhủ.
Sử dụng những biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ.
Tình cảm được diễn đạt trong bôn bài ca dao là tình cảm gia đình, một tình cảm chủ đạo trong ca dao, dân ca.
Một số bài ca dao có nội dung tương tự:
Tình cảm của con cái đối với cha mẹ:
+	Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ; chín chiều ruột đau
+	Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều
Tình cảm anh em:
+	Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần