Soạn bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu)

  • Cảnh khuya - Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) trang 1
  • Cảnh khuya - Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) trang 2
  • Cảnh khuya - Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) trang 3
CRNH KKUYR vé RẰM THÁNG GIÊNG
(Nguyên tiêu)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước của Bác Hồ thể hiện trong 2 bài thơ.
Nắm được thể thơ và những nét đặc sắc về nghệ thuật.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Đầy là hai bài thơ được Bác Hồ sáng tác ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chông Pháp. Cả hai bài đều lấy một chủ đề chung là ánh trăng đẹp và đều theo thể thơ tứ tuyệt nhưng một bàí viết bằng tiếng Việt và một bài viết bằng chữ Hán.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Hai bài “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” được làm theo thế thơ nào?
Cả hai bài thơ đều làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Cách hợp vần trong bài “Cảnh khuya”: chữ cuối cùng của câu thứ nhất hợp vần với chữ cuối cùng của câu thứ hai và câu thứ tư (xa, hoa, nhà); thanh bằng trong bài “Nguyên tiêu” chữ cuối cùng trong câu một hợp với chữ cuối cùng của câu hai và câu bôn (viên, thiên, thuyền).
Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ Cảnh khuya.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Câu thơ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” có một cách so sánh đặc biệt. Thông thường người ta chỉ ví tiếng đàn với tiếng SUÔI hoặc tiếng đàn với tiếng hát, nhưng ở đây Bác lại so sánh tiếng suối với tiếng hát, cách so sánh này gợi lên những tình cảm thân thiết giữa thiên nhiên và con người.
Câu thơ: “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
“Lồng” có nghĩa là bao phủ, trùm lên hoặc hoà hợp với nhau.
Hình ảnh trong câu thơ này gợi lên vẻ đẹp của một bức tranh với đường nét, hình khôi rất đa dạng. Có hình dáng vươn cao toả rộng nhiều tầng nhiều lớp của vòm cây cổ thụ, ở trên cao lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây in lên mặt đất tạo nên một vẻ đẹp lung linh huyền ảo.
Từ “lồng” được nhắc lại hai lần thể hiện sự hoà hợp, quân quýt của hai màu sắc đen, trắng của một bức tranh phong cảnh về khuya.
Hai câu thơ cuối của bài thơ Cảnh khuya, đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả?
Câu thơ: “Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ” thể hiện chãi nghệ sĩ trong con người của Bác. Đó là sự rung động, niềm say mê trước cảnh đẹp của rừng Việt Bắc.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Bác chưa ngủ vì còn lo đến vận mệnh của đất nước, ở đây ta bắt gặp điệp từ “chưa ngủ”. “Chưa ngủ” ồ câu ba thể hiện sự say mê trong tâm hồn của thi sĩ trước cảnh đẹp thiên nhiên thì “chưa ngủ” ở câu bốn là tâm trạng của người chiến sĩ. Hai tâm trạng ấy luôn luôn thống nhất trong con người Bác.
Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
Hai câu thơ đầu trong bài Rằm tháng giêng như vẽ ra một khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh trăng và sức sông của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng.
Câu thơ “Rằm xuân lổng lộng trăng soi” gợi ra một khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng toả sáng xuống mặt đất.
Câu “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân” vẽ ra một không gian rộng lớn bát ngát với con sông, mặt nước tiếp liền với bầu trời. Nước trong xanh, trời trong xanh, màu trời sắc nước hoà lẫn vào nhau tạo thành một cảnh đẹp bát ngát. Trong câu thơ này có liên tiếp ba từ “xuân” nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sông của mùa xuân đang tràn ngập cả không gian.
Đài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ, hình ảnh trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) của Lí Bạch, ông đã nhìn trăng nhớ quê.
Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ. Trong hoàn cảnh đó, chúng ta càng thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động của Bác. Phong thái đó được biểu hiện từ những rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. Mặc dù ngày đêm phải lo nghĩ việc nước, ngày đêm không ngủ được nhưng tâm hồn của Bác vẫn thư thái, Bác vẫn dành những phút giây để thưởng thức cảnh đẹp của thiên nhiên một cách sảng khoái, thú vị.
Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc nhưng mỗi bài thơ có những sắc thái riêng của nó.
Bài Cảnh khuya tả cảnh trăng rừng lồng vào những vòm cây, hoa lá tạo nên một bức tranh có nhiều tầng, đường nét và hình khôi khác nhau.
Bài Rằm tháng giêng tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nước có không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy sức xuân.
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
Học thuộc lòng hai bài thơ (học sinh tự học).
Tìm đọc và chép một số bài thơ, câu thơ Bác viết về trăng hoặc thiên nhiên.
Những câu và bài thơ của Bác viết về trăng:
+	Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
+	Trâng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
+	Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn...
Những câu thơ Bác viết về thiên nhiên:
+	Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
+	Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không...
Ghi nhớ: Đọc SGK.