Soạn bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)

  • Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) trang 1
  • Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) trang 2
Văn bản
Phò Qlá VỂ KINH
(Tụng giá hoàn kinh sư)
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Phò giá về kinh (Phò giá', đi theo xe của nhà vua)
Bài thơ được Trần Quang Khải làm lúc đi đón hai vua Trần về Thăng Long sau khi chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
Nhận diện bài thơ ở các phương diện: số câu, sô' chữ trong câu, cách hợp vần.
Bài thơ làm theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu 5 chữ). Cách gieo vần: chữ cuối của câu 2 hợp vần với chữ cuối của câu 4 (quan - san).
Hào khí chiến thắng và khát vọng của dân tộc được thể hiện trong bài thơ như thế nào?
Hào khí chiến thắng và khát vọng của dân tộc được biểu lộ:
Hai câu đầu:
Đoạt giáo Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Nói về sự chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta đốì với giặc Mông - Nguyên xâm lược. Ớ đây ta thây tác giả Trần Quang Khải đã đảo vị trí của hai cuộc chiến thắng. Đầu tiên là chiến thẳng Hàm Tử, sau đó là chiến thắng Chương Dương. Nhưng tác giả nói chiến thắng Chương Dương trước là do đang sông trong không khí chiến thắng Chương Dương vừa diễn ra, kế đó mới sông lại khí thế chiến thắng Hàm Tử.
Hai câu sau:
Thái hình tu trí lực Vạn cổ thử giang san
Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hoà bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
Hãy so sánh bài thơ: “Phò giá về kinh” và “Sông núi nước Nam” để tìm hiểu sự giông nhau về hình thức biểu cảm và biểu ý của chúng.
Cả hai bài thơ đều thể hiện ý chí của dân tộc Việt Nam.
Một bài khẳng định chủ quyền của đất nước, đất nước này là đất nước của người Việt Nam, không một kẻ thù nào có quyền xâm phạm, xâm phạm sẽ bị thất bại. Một bài thể hiện khí thế hào hùng chiến thắng của dân tộc đối với giặc ngoại xâm và bày tỏ khát vọng xây dựng đất nước bền vững dài lâu.
- Đều là thơ Đường luật: một là thể thất ngôn tứ tuyệt, một là ngũ ngôn tứ tuyệt. Cả hai bài đều có cách diễn tả cô đúc, lời văn chắc nịch, ý tưởng và cảm xúc hòa làm một, cảm xúc nằm trong ý tưởng.
Ghi nhớ: Đọc SGK.