Soạn bài Từ láy

  • Từ láy trang 1
  • Từ láy trang 2
  • Từ láy trang 3
  • Từ láy trang 4
Từ LÁY
Mực TIÊU BÀI HỌC
+ Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. + Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt.
+ Biết vận dụng và sử dụng tốt từ láy.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
+ Từ láy là những từ nhiều tiếng (phần lớn là hai tiếng), được cấu tạo theo một quy luật nhất định trong quan hệ ngữ âm giữa các tiếng.
Ví dụ: mênh mông: lặp âm đầu và thanh. lắp bắp: lặp vần và thanh.
Tất cả các từ có sự hoà phôi âm thanh (dù có tiếng gốc có nghĩa hay không có tiếng gốc có nghĩa đều xem là từ láy).
+ Từ láy chia ra làm hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
Từ láy toàn bộ được tạo thành bằng cách lặp lại nguyên vẹn tiếng gốc. Nhưng cũng có một sô' trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra một sự hài hoà về âm thanh).
Ví dụ: ầm ầm, xinh xinh, đùng đùng, bần bật...
Từ láy toàn bộ có nghĩa giảm so với từ đơn gốc.
Từ láy bộ phận được tạo thành bằng cách lặp lại phụ âm đầu hoặc lặp lại phần vần của tiếng gốc.
Ví dụ: mũm mĩm, tủm tỉm, lam nham, lủng củng...
Các từ láy bộ phận do cấu tạo ngữ âm của nó, có giá trị biểu đạt đặc sắc, giàu tính gợi tả trong cảm nhận ngữ nghĩa của người bản ngữ.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Các loại từ láy
Quan sát các từ láy được in đậm trong các câu sau và trả lời câu hỏi:
Đặc điểm âm thanh của các từ láy đăm đăm, mãi mãi. Đây là hai từ láy có hai tiếng toàn bộ giông nhau về mặt âm thanh (tiếng gốc đăm, mãi được láy lại hoàn toàn).
Tại sao không nói thẳm thẳm, bật bật mà lại nói thăm thẳm, bần bật? Các từ thẳm thẳm, bật bật thực chất là những từ được cấu tạo theo lối lặp lại (nhân ’đôi) tiếng góc, nhưng để cho dễ nói, xuôi tai, tạo sự hài hoà về âm thanh nên có sự biến đổi về âm cuối và thanh đi.ệu.
Thẳm thẳm - thăm thẳm Bật bật - bần bật
Quan sát các từ láy in đậm trong các câu sau và trả lời câu hỏi:
Các tiếng trong các từ lặng lẽ, mếu máo có bộ phận âm thanh nào giông nhau?
lặng lẽ: các tiếng giông nhau ở phụ âm đầu l
mếu máo: các tiếng giông nhau ở phụ âm đầu m
Các tiếng trong từ liêu xiêu, loạng choạng giông nhau ở bộ phận âm thanh nào?
liêu xiêu: giông nhau ở phần vần iêu
loạng choạng: giông nhau ở phần vần oang Ghi nhớ: Đọc SGK.
Nghĩa của từ láy
1. Nghĩa của từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành nhờ đặc điểm gì về âm thanh?
- Nghĩa của từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng, sự hoà phôi âm thanh giữa phần vần, phần âm.
ha hả, oa oa, gâu gâu: sự lặp lại âm thanh của tiếng.
ííc/ỉ. tắc: sự phôi hợp âm thanh giữa phần âm (t)
Các tù' láy lí nhí, li ti, ti hí có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa?
Các từ láy lí nhí, li ti, ti hi có đặc điểm chung về âm thanh là đều lặp lại phần vần.
Các từ láy này có một nghĩa chung là đều miêu tả hình dáng, âm thanh nhỏ bé (các từ láy đều có cùng một khuôn vần ỉ).
Nghĩa của các từ đo đỏ, trăng trắng, nong nóng khác so với nghĩa của từ đỏ, trắng, nóng như thế nào?
Nghĩa của các từ đo đỏ, trăng trắng, nong nóng giảm nghĩa hơn so với các từ đỏ, trắng, nóng.
a) Em hãy giải thích nghĩa của từ láy nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh.
Bập bềnh: trôi nổi, nhấp nhô theo làn sóng, lúc dềnh lên lúc tụt xuống.
Nhấp nhô: nhô lên, tụt xuống liên tiếp không đều nhau.
Phập phồng: phồng lên, xẹp xuống liên tiếp.
Các từ này đều có chung một nghĩa là miêu tả một hình ảnh lúc nổi lên, lúc tụt xuống.
b) Các từ láy đứng trước mang vần áp đều có những đặc điểm như trên (lúc nổi lên, lúc tụt xuống).
Nghĩa của mềm mại và mềm khác nhau thể nào? Đặt câu với mỗi từ mềm mại và mềm.
Nghĩa của các từ:
Mềm mại: mềm và gợi cảm giác dễ chịu khi tiếp-xúc, chạm phải.
Mềm: dễ uôn nắn, chỉ thái độ nhân nhượng, có tính chất hoà hoãn.
So với tiếng gốc, nghĩa từ láy có sắc thái riêng, sắc thái giảm nhẹ.
Đặt câu:
Cái đệm nhà bạn mềm quá:
Dải lụa mềm mại bay trong gió!
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
1. Đọc đoạn đầu bài Cuộc chia tay của những con búp bể của Khánh Hoài.. a) Các từ láy có trong bài:
bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi, lặng lẽ, rực rã, nhảy nhót, chiêm chiếp, nặng nề, ríu ran.
b) Xếp các từ láy vào bảng phân loại sau:
Láy toàn bộ
Thăm thẳm
Láy bộ phận
bần bật, nức nở, tức tưởi, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, chiêm chiếp, nặng nề, ríu ran.
Điền các từ láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy:
Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách.
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào câu:
nhẹ nhàng, nhẹ nhõm:
Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo eon.
Làm xong công việc nó thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng.
Xấu xí, xấu xa:
Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xa của tên phản bội.
Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc, xấu xí.
tan tành, tan tác:
Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡ tan tành.
Giặc đến, dân làng tan tác mỗi người một ngả.
Đặt câu với mỗi từ sau: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhể, nhỏ nhen, nhỏ nhoi.
Chị ấy có dáng người nhỏ nhắn.
Ông ấy tính tình nhỏ nhặt.
Cô ấy ăn uống nhỏ nhè.
Tính tình của nó rất nhỏ nhen.
Căn nhà nhỏ nhoi nằm ven đồi.
Các từ sau là từ láy hay từ ghép:
Máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở đều là từ ghép (ghép đẳng lập hoặc ghép chính phụ).
Các tiếng chiền (chùa chiền), nê (no nê), rớt (rơi rớt), hành (học hành) có nghĩa gì? Các từ chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành là từ láy hay từ ghép?
chiền (chùa chiền): chùa (cửa chiền).
nề (no nê) cây có quả như quả na, nhưng vỏ nhẵn, không có mắt, ăn được.
rớt (rơi rớt); rơi ra.
hành (học hành): làm.
Các từ: chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành đều là từ ghép.