Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo)

  • Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) trang 1
  • Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) trang 2
  • Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) trang 3
ÔN Tệp TIẾNG VIỆT (Tiếp theo)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Ôn lại có hệ thông, có trọng điểm các kiến thức phần tiếng Việt (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, thành ngữ).
TÌM HIỂU NỘI DUNG
1. Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Tại sao có hiện tượng đồng nghĩa?
Từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Tuỳ theo nghĩa, một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau; ở nghĩa này thì thuộc nhóm từ đổng nghĩa này; ở nghĩa khác lại thuộc nhóm từ đồng nghĩa khác.
Các loại từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa có hai loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa)
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau)
Có hiện tượng đồng nghĩa là vì từ có thể có nhiều nghĩa, cho nên một từ có thể tham gia vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Ví dụ: Từ “trông” có các nghĩa sau đây:
+ Trông (với nghĩa là để nhìn, để nhận biết) có các từ đồng nghĩa: Nhìn, ngó, dòm, liếc...
+ Trông (với nghĩa coi sóc, giữ gìn cho yên ổn) có các từ đồng nghĩa: trông coi, chăm sóc, coi sóc...
+ Trông (với nghĩa là mong) có các từ đồng nghĩa: mong, hi vọng, trông mong...
Thế nào là từ trái nghĩa?
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Tùy theo nghĩa cụ thể, một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau, ơ nghĩa này, nó thuộc cặp từ trái nghĩa này; ở nghĩa khác, nó lại thuộc cặp từ trái nghĩa khác.
Tìm một số' từ đồng nghĩa và một sô' từ trái nghĩa của mỗi từ sau:
<
từ đồng nghĩa: nhỏ
từ trái nghĩa: lớn, to
<
từ đồng nghĩa: thành công
■
chăm chỉ ■
từ trái nghĩa: thua, thất bại từ đồng nghĩa: cần cù
từ trái nghĩa: lười biếng
Thế nào là từ đồng âm? phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Từ đồng âm: Là những từ giông nhau về hình thức ngữ 'âm nhưng khác nhau về ý nghĩa.
Ví dụ:
Muối (danh từ) 1 kg muối
Muối (động từ) muôi dưa
Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Ví dụ 1:
+ Nắm chặt lâ'y để khỏi ngã (chết đuôi bám được cọc)
+ Dính vào (bụi bám vào đầy quần áo)
+ Theo không rời ra (bé bám mẹ)
Các nghĩa của từ bám có liên quan với nhau, có thể vạch ra được quá trình chuyển từ nghĩa này đến nghĩa khác trong cơ chế chuyển nghĩa. Đó là trường hợp từ nhiều nghĩa.
Ví dụ 2:
+ Vật dụng bằng kim loại, nhựa... có quai để đựng (ca nước)
+ Khoảng thời gian làm việc của các kíp công nhân (làm ca ba)
+ Trường hợp từ mượn: Ca mổ
+ Hát (ca vọng cổ)
Các nghĩa không có liên hệ gì, sự trùng hợp về âm hoàn toàn ngẫu nhiên. Đó là trường hợp từ đồng âm.
Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ đóng vai trò cú pháp gì trong câu?
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Nghĩa của thành ngữ hoặc bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, hoặc thông qua phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh... (nghĩa bóng).
Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, phụ ngữ của danh từ, động từ...
Ví dụ: Tôi chúc chị mẹ tròn con vuông
Thế nào là điệp ngữ? Điệp ngữ có mấy dạng?
Điệp ngữ là láy lại nhiều lần một từ hay một thành phần câu nhằm nhấn mạnh sự việc hay hành động mà chúng biểu thị.
Các dạng của điệp ngữ: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
Thế nào là chơi chữ? Hãy tìm một số’ ví dụ về các lôi chơi chữ.
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
+ Chơi chữ ngữ âm:
Ví dụ: Tết tiếc túng tiền tiêu, tính toán toan tìm tay tử tế.
+ Chơi chữ từ vựng:
Đi tu Phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.
Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
+ Chơi chữ ngữ pháp:
Ngựa người, người ngựa; ăn được, được ăn.
(Nguyễn Công Hoan)
Sinh sự thì sự sinh.