Soạn bài Tìm hiều chung về văn biểu cảm

  • Tìm hiều chung về văn biểu cảm trang 1
  • Tìm hiều chung về văn biểu cảm trang 2
  • Tìm hiều chung về văn biểu cảm trang 3
TÌM HIỂU CHUNG VỂ VÃN BIÊU CfiM
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.
Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tô' đó trong văn bản.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Văn biểu cảm là một văn bản, trong đó người viết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phương tiện thực tê' để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình. Biểu cảm là bộc lộ những cảm xúc mà người viết cảm thày ở trong lòng, những hiện tượng thầm kín về con người, sự vật, những kỉ niệm hồi ức gợi nhớ đến người, đến việc, bộc lộ tình cấm yêu ghét, mến thân đô'i với cuộc đời. Do vậy, biểu cảm là biểu hiện những tình cảm, cảm xúc dấy lên trong lòng chứ không phải là những việc làm, hành động nào đó cho “hả” tâm tính.
Văn bản biểu cảm còn gọi là văn bản trữ tình, bao gồm các thể loại: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút...
Vì tình cảm con người do đô'i tượng bên ngoài và kí ức, ý nghĩ gợi lên, cho nên để biểu cảm, ngoài cách biểu hiện trực tiếp, người ta còn biểu cảm gián tiếp qua miêu tả; kể chuyện, suy nghĩ, liên tưởng, hồi ức...
+ Biểu cảm trực tiếp là phương thức trữ tình bộc lộ những cảm xúc, ý nghĩ thầm kín bình thường bằng những từ ngữ trực tiếp gợi ra tình cảm ấy.
Ví dụ:	Chàng ơi giận thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.
+ Biểu cảm gián tiếp là cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc thông qua một phong cảnh, một câu chuyện hay một suy nghĩ nào đó mà không gọi thẳng cảm xúc ra.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Nhu cầu biểu cảm của con người
Đọc mấy câu ca dao sau đây và trả lời câu hỏi:
Câu ca dao:
Thương thay con cuốc giữa trời
Dẫu kêu ra máu, có người nào nghe
Bộc lộ một nỗi thương thân của người lao động. Thương cho thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ của người lao động, đồng thời nó còn có ý nghĩa tô' cáo xã hội phong kiến trước đây.
Bài ca dao: Đứng hên ni đồng...
Hai câu đầu gợi một không gian rộng lớn, trừ phú và đầy sức sông.
Hai câu sau: Hình ảnh cô gái trẻ trung phơi phới sức xuân. Cả bài thơ gợi lên vẻ đẹp của một cô thôn nữ tràn đầy sức sông trước cánh đồng lúa do chính bàn tay lao động của cô tạo nên.
Con người làm văn biểu cảm khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa muôn biểu hiện cho người khác biết.
Trong thư gửi cho bạn bè, hay người thân ta thường có biểu cảm bởi vì khi viết thư đã là một nhu cầu cần thể hiện thái độ, tình cảm của mình với người nhận thư.
Đặc điểm chung của văn biểu cảm
Đọc mấy đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Đoạn văn (a) biểu hiện tình cảm, cảm xúc của người viết thư với người nhận thư (Thảo). Đoạn văn kể về những kỉ niệm ngồi học chung với nhau một bàn, những ngày đi dạo chơi ở hồ Tây, ở công viên Thủ Lệ rồi những lần chép bài cho bạn... đây là loại văn biểu cảm trực tiếp.
Đoạn văn (b) thể hiện cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước. Đoạn văn kể về tâm trạng của tác giả (Nguyên Ngọc) trong một buổi tối khi nghe tiếng hát dân ca của một nữ nghệ sĩ khiến tác giả nhớ đến hình ảnh của một cánh đồng lúa tràn đầy sức sông, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Từ tiếng hát, tác giả còn liên tưởng đến hình ảnh một góc vườn có đồi cây sầu đông, một giàn bầu sai quả. Cuối cùng tác giả khái quát thành âm thanh của đất nước sau một ngày lao động và chiến đâu. Đoạn văn này là loại văn biểu cảm một cách gián tiếp.
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
So sánh hai đoạn văn SGK - trang 73 và cho biết đoạn văn nào là biểu cảm? Hãy chỉ ra những biểu cảm của đoạn văn â'y.
Đoạn văn (b) là loại văn biểu cảm. Thoạt đầu tác giả tả hai cây hải đường đang trổ hoa. Từ hoa mà tác giả nghĩ đến lời chào hạnh phúc. Tiếp đến tả màu sắc của hoa rồi so sánh vẻ đẹp đó với những người đẹp vương giả. Sau đó là tả sưc sông vươn lên của hoa hải đường. Cuối cùng là cảm xúc bâng khuâng của tác giả. Như vậy, từ việc tả đến cảm, từ vật đến tình. Đoạn văn này biểu cảm vừa trực tiếp, vừa gián tiếp.
Hai bài thơ “Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư” là biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
Cả hai bài thơ này là biểu cảm trực tiếp, đều nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm, khẳng định chủ quyền của đất nước.
Hãy kể tên một số bài văn biểu cảm (trữ tình) mà em biết.
Tên một sô' bài văn biểu cảm (trữ tình):
Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.
Bài thơ: Lượm của Tô' Hữu.
Bài thơ: Cây Tre Việt Nam của Thép Mới.
Bài thơ: Mưa của Trần Đăng Khoa.