Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận

  • Đặc điểm của văn bản nghị luận trang 1
  • Đặc điểm của văn bản nghị luận trang 2
  • Đặc điểm của văn bản nghị luận trang 3
Đặc ĐIỂM cảfi VĂN BẢN NGHỊ LỌj?N
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nhận rõ các yếu tô' cơ bản của bài văn nghị luận và mốì quan hệ giữa chúng.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
LUẬN ĐIỂM, LUẬN cứ VÀ LẬP LUẬN 1. Luận điểm
Văn bản Chổng nạn thất học, luận điểm chính của bài là Chống nạn thất học.
Nó được nêu ra dưới dạng một quan điểm và được cụ thể hoá thành một câu khẳng định:
+ "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân tri'.
+ Mọi người dân Việt Nam phải hiểu biết quyền lại của mình, bổn phận của mình... và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ".
Luận điểm đã cụ thể hoá thành việc làm: "Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết chữ. Phụ nữ lại càng phải học”.
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận.
Luận điểm muôn được thuyết phục phải: đúng đắn, chân thực đáp ứng được như cầu thực tế.
Luận cứ
Những luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học.
Những lí lẽ:
Do chính sách ngu dần của thực dân Pháp chúng không muôn dân tộc ta biết chữ để lừa dốì và bóc lột.
Nay ta giành được độc lập muôn tiến bộ phải nâng cao dân trí.
Những dẫn chứng:
Những người đã biết chữ dạy người chưa biết chữ.
Những người chưa biết chữ phải gắng sức mà học.
Phụ nữ lại cần phải học.
Những lí lẽ và dẫn chứng chính là những luận cứ để làm nổi rõ luận điểm và cũng là cơ sở để cho luận điểm có sức thuyết phục.
Lập luận
Lập luận trong bài Chống nạn thất học rất chặt chẽ và hợp lí, nó làm cho bài văn có sức thuyết phục:
Trước tiên tác giả nêu rõ lí do vì sao phải chông nạn thất học, chông nạn thất học để làm gì?
Để cho lí do này có tính thuyết phục, tác giả đã đưa ra dẫn chứng:
+ Chính sách ngu dân của thực dân Pháp để bóc lột lừa đối đồng bào ta.
+ Số' người Việt Nam thất học chiếm tới 95% và như thế thì tiến bộ làm sao được.
Tiếp theo tác giả nêu tư tưởng chông nạn thất học:
+ Nay ta giành được độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc là nâng cao dân trí.
+ Mọi người Việt Nam phải hiểu quyền lợi và bổn phận của mình... phải biết đọc, phải biết chữ Quốc ngữ.
Đưa ra những biện pháp giải quyết:
+ Những người đã biết chữ dạy người chưa biết chữ...
+ Vợ chồng, anh em bảo nhau mà học...
+ Phụ nữ càng phải cần học...
LUYỆN TẬP
Bài: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
Luận điểm chính là đề bài cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
Luận cứ chủ yếu ở phần thân bài:
+ Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu...
+ Thói quen xấu là vút rác bừa bãi không giữ gìn vệ sinh nơi công cộng...
+ Vứt vỏ chai ra đường...
Lập luận chặt chẽ lôgic gồm ba phần rõ rệt:
+ Mở bài: Giới thiệu về thói quen tốt và xấu.
+ Thân bài: Đưa ra những lí luận và dẫn chứng về thói xấu của con người. + Kết bài: Đề ra hướng có thói quen tốt.