Soạn bài Quan hệ từ

  • Quan hệ từ trang 1
  • Quan hệ từ trang 2
  • Quan hệ từ trang 3
  • Quan hệ từ trang 4
QCJRN HỆ Từ
Mực TIÊU BÀI HỌC
Nắm được thế nào là quan hệ từ và các loại quan hệ từ.
Nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Quan hệ từ là từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. Nói cách khác, quan hệ từ dùng để nốì các đơn vị và kết cấu ngữ pháp theo quan hệ ngữ pháp.
Ví dụ:	* Anh và tôi
* Lời phê của thầy
* Vì chúng ta muốn loài người chung sông như anh em, cho nên, chúng ta muôn hoà bình, chúng ta muôn thân thiện.
Đặc điểm củ ã quan hệ từ:
+ Liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu.
+ Biểu thị các ý nghĩa quan hệ giừa các thành phần của cụm từ, của câu. Ý nghĩa quan hệ là ý nghĩa chỉ rõ mốì quan hệ giữa sự vật, hoạt động, tính chất trong thực tế khách quan, trong đời sông xã hội.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Thế nào là quan hệ từ
Xác định quan hệ từ trong các ví dụ (SGK)
Của (quan hệ sở hữu).
Như (quan hẹ so sánh).
Nên (quan hệ nhân quả: Bởi... nên...).
Ghi nhớ: Đọc SGK.
Sử dụng quan hệ tù
a) Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?
Bắt buộc: Đánh dấu cộng (+)
Không bắt buộc: Đánh dấu trừ (-)
Khuôn mặt của cô gái (-)
Lòng tin của nhân dân (+)
Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua (-)
- Nó đến trường bằng xe đạp (+)
- Giỏi về toán (-)
Viết một bài văn về phong cảnh hồ Tây (+)
Làm việc ở nhà (+)
Quyển sách đặt ở trên bàn (-)
Tấm ảnh để lưu niệm tôi còn giữ mãi (-)
Sạch sẽ để sống lâu (+)
b) Điền quan hệ từ dùng thành cặp với quan hệ từ đã cho vào các ô tròng sau:
- Nếu ...
í/ỉỉ
- Vì ...
nên
- Tuy...
nhưng
- Hễ ...
là
- Sở dĩ...
là do (là vì)
Ghi nhớ: Đọc SGK.
. Nếu trời không mưa thì tôi đi học.
•Vì nó mải chơi nên nó không làm bài.
. Tuy nó bị bệnh nhưng nó vẫn đi học.
. Hễ cho nó ăn là nó khóc ngay.
. Sở dĩ nó bị ốm là do nó nghịch nước mưa.
LUYỆN TẬP
Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu bài Cổng trường mở ra.
Các quan hệ từ có trong đoạn đầu bài cổng trưởng mở ra: của, còn, còn, của, mà.
Của: biểu thị quan hệ sở hữu.
Còn: biểu thị quan hệ so sánh.
Mà: liên kết các cụm từ trong câu.
Điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trông:
Lâu lắm rồi, nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đĩ làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối, tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lừng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muô'n gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
(Nguyễn Thị Thu Huệ)
Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai: Đúng đánh dấu cộng (+), sai đánh dấu trừ (-)
Nó rất thân ái bạn bè (-)
-Nó rất thân ái với bạn bè (+)
Bố mẹ rất lo lắng con (-)
Bố mẹ rất lo lắng cho con (+)
Mẹ thương yêu không nuông chiều con (-)
Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con (+)
Tôi tặng quyển sách này anh Nam (-)
Tôi tặng quyền sách này cho anh Nam (+)
Tôi tặng anh Nam quyển sách này (+)
Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này (+)
Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây:
Nó gầy nhưng khoẻ (1)
Nó khoẻ nhưng gầy (2)
Nhưng trong câu (1) biểu thị quan hệ trái ngược nhau giữa nó gầy và khoẻ. => Tỏ ý khen.
Nhưng trong câu (2) biểu thị quan hệ trái ngược nhau giữa nó khoể và gầy. => Tỏ ý chê.
Ý nghĩa của hai câu này trái ngược nhau.
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ.
Đoạn văn: Trang và Thảo là đôi bạn rất thân với nhau. Một hôm, Thảo rủ Trang ra công viên chơi. Tuy không thích nhưng Trang cũng đồng ý. Ra tới nơi, hai bạn tha hồ ngắm hoa đẹp. Trang thích nhát là cây hoa thọ tây. Nó nhiều cánh, nhụy tụm ở giữa, dưới nắng xuân càng tăng thêm vẻ lộng lẫy. Còn Thảo lại thích hoa tóc tiên. Màu hoa mượt như nhung. Trang nói:
Thảo ơi, xem kìa bông hoa thọ tây mới đẹp làm sao!
Thảo bĩu môi:
Ờ, tuy đẹp thật nhưng làm sao đẹp bằng hoa tóc tiên.
Hai bạn cứ tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý của mình là đúng hơn cả. Bỗng bác bảo vệ đi ngang qua, nghe được chuyện, bác liền bảo:
Này hai cháu, có gì mà phải tranh cãi? Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng xinh tươi, không có hoa nào xấu. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn.
Bây giờ, Trang và Thảo đã hiểu ra, chúng ngoắt tay nhau thân thiện. Các bạn chào bác bảo vệ và tung tăng chạy trong vườn xuân.