Soạn bài Qua Đèo Ngang

  • Qua Đèo Ngang trang 1
  • Qua Đèo Ngang trang 2
  • Qua Đèo Ngang trang 3
Văn bản
‘Sài ĩ
QUA ĐÈO NGANG
Mực TIÊU BÀI HỌC
Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.
Bước đầu hiểu về thơ thất ngôn bát cú (Đường luật).
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hĩnh, quê ở Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội). Bà lấy chồng làm tri huyện - huyện Thanh Quan tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi: Bà Huyện Thanh Quan.
Bà nổi tiếng hay chữ nên được mời vào kinh làm chức Cung Chung giáo tập, dạy các công chúa và cung phi. Bà là một trong sô" nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại 6 bài thơ Đường luật, trong đó có bài Qua đèo ngang.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Nhận dạng bài thơ Qua Đ'eo Ngang ở các phương diện!
Số’ câu: đây là thể thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu.
Số’ chữ trong câu: mỗi câu bảy chữ.
Cách gieo vần: chữ cuối của câu 1, 2, 4, 6, 8 gieo vần (a: tà - hoa - nhà - gia - ta).
Phép đôi: luật bằng trắc.
Đôi giữa câu ba và câu bổn:
Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Đốì giữa câu năm và sáu:
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc - Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi gì trong việc bộc lộ tâm trạng tác giả?
Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào lúc đã về chiều (xê tà) với những cảnh vật: cỏ, cây, hoa, lá, núi, sông, chợ, túp nhà, có tiếng chim cuốc và chim đa đa, có mây người tiều phu.
Cảnh tượng này gợi cho tác giả tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhà.
Nội dung miêu tả cảnh Qua Đèo Ngang? Qua đó nói lên tâm trạng của tác giả.
Hai câu thơ đầu:
Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Cả hai câu này gợi nỗi buồn xa vắng, hoang dã. Bởi ngay từ đầu bài thơ đã xuất hiện cụm từ “bóng xế tà”. Đặc biệt chữ “tà” diễn tả một khái niệm sắp tàn lụi, đó chính là yếu tố" thời gian mà thời gian vào buổi chiều tà càng tăng thêm phần buồn bã. Sự hiện diện của điệp từ chen cùng cách gieo vần lưng “lá, đá” gợi sự hoang vắng của Đèo Ngang lúc chiều tà, mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, hoa, lá, đá.
Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Trong cái không gian lạnh lẽo của buổi chiều tà xuất hiện một sự sông, đó là mâ'y người tiều phu đang đôn củi, mâ'y quán chợ liêu xiêu trong gió chiều. Nhưng sự sông ở đây chỉ là một chút linh động và chính sự sông này càng làm cho cảnh vật héo hon, buồn bã hơn, xa vắng hơn. Đặc biệt là nghệ thuật đảo “lom khom”, “lác đác” nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Sự đối lập của hai cầu thực khiến cho cảnh bên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt. Từ “mấy”, “vài” càng nêu rõ sự vắng vẻ ở nơi này.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Trong sự hiu quạnh bỗng vang lên tiếng kêu của loài chim cuốc, chim gia gia, âm thanh đều đều, man mác.
Từ đau lòng, mỏi miệng gợi cảm giác tha thiết, day dứt. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia hay chính là tâm sự của tác giả. Bằng nghệ thuật ẩn dụ, chơi chữ, tác giả đã nêu lên tâm trạng của mình đối với gia đình, Tổ quốc, đó là tâm trạng xót xa trước thực trạng của xã hội phong kiến đương thời.
Dừng chân dứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
ơ đây ta thây có sự đó'i lập về một vũ trụ rộng lớn với một hình ảnh bé nhỏ, đơn độc (ta với ta), lại thêm mảnh tình riêng càng tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của tác giả => cảm nhận nỗi niềm tâm sự của tác giả trước cảnh tình quê hương.
LUYỆN TẬP
Phân tích hai câu thơ cuối:
Câu kết của bài, ta thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại, bà quan sát và chỉ thây “trời, non, nước”. Vũ trụ thật rộng lớn, con người cảm thấy mình bé nhỏ, lại đơn độc, trông vắng. Ở đây chỉ có một
mình bà “ta với ta". Lại thêm “mảnh tình riêng" khiến cho tâm trạng của tác giả thêm nặng nề, tê tái.
- Hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta” bộc lộ sự cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả.
Ghi nhớ: Đọc SGK.