Soạn bài Tiếng gà trưa

  • Tiếng gà trưa trang 1
  • Tiếng gà trưa trang 2
Văn bản
3(U ĩ3
TIẾNG GÀ TR(ífl
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
Chỉ ra được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những chi tiết bình dị của bài thơ.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đờị sông gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết, đằm thắm.
Bài Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chông Mĩ. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu qua những chi tiết thật bình thường, giản dị, không có gì đặc biệt mà vẫn xúc động bởi sự chân thành.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào?
Cảm hứng của tác giả trong bài thơ đó là tiếng gà trưa. Trong bài thơ Tiếng gà trưa được lặp lại bốn lần ở đầu các khổ thơ và mỗi lần nhắc lại câu thơ lại gợi ra một hình ảnh về kỉ niệm tuổi thơ với bao cảm xúc của nhân vật.
Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến: Trên đường hành quân, dừng chân bên một xóm nhỏ, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ làm xao động tâm hồn và từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ. Đó là hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng. Hình ảnh về người bà tần tảo, chịu thương chịu khó, chắt chiu lo lắng, chăm sóc cho cháu. Những ước mơ nhỏ bé của tuổi thơ và chính tiếng gà trưa đã đi cùng với người chiến sĩ lên đường giết giặc bảo vệ quê hương, bảo vệ sự yên bình cho xóm làng, đất nước.
Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã gợi lại từ tiếng gà trưa? Qua đó, bậi thơ đã biểu hiện những tình cảm gì của tác giả?
Những tình cảm và cảm xúc được thể hiện qua hình ảnh và kỉ niệm của tuổi thơ:
+ Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng với ố’ rơm đầy trứng hồng. + Một kỉ niệm của tuổi thơ dại khờ “nhìn gà đỏ” bị bà la mắng.
+ Hình ảnh về một người bà đầy lòng thương yêu cháu, chắt chiu, dành dụm cho cháu.
+ Ước mơ và niềm vui của tuổi thơ được mặc những bộ quần áo mới.
Trong những kỉ niệm của tuổi thơ, hình ảnh in đậm nét nhâ't vẫn là hình ảnh về người bà và tình cảm bà cháu.
Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo khó: “Tay bà khum soi trứng; Dành từng quả cho cháu; Bà lo đàn gà toi; Mong trời đừng sương muối”.
Bà dành trọn tình yêu thương chăm lo cho cháu “để cuối năm bán gà; cháu có quẩn áo mới”.
Bà bảo ban nhắc nhở cháu và ngay khi có trách mắng cũng là vì bà quá thương yêu cháu: “Gà đẻ mà mày nhìn; Rồi sau này lang mặt”.
- Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm về tuổi thơ, tình cam bà cháu gần gũi, bình dị của tác giả Xuân Quỳnh bởi vì Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ lúc ấu thơ, người cha thường vắng nhà đi làm xa, hai chị em sông với bà suốt những năm tuổi thơ ở làng quê La Khê (Hà Tây).
Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, sỏ' câu trong mỗi khổ?
Bài thơ được làm theo thê’ ngụ ngôn có nguồn gốc Việt Nam (từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và vè dần gian) được cấu thành từng khổ: khổ 1 gồm 7 dòng; khổ 2 gồm 6 dòng; khổ 3 gồm 6 dòng; khố 4 gồm 14 dòng; khổ 5 gồm 10 dòng. Sô' chữ trong câu là 5 chữ, tuy nhiên cũng có những dòng sô' chữ ít hơn 5. (Tiếng gà trưa)
Cách gieo vần liền ở câu 2 và 3 và vần gián cách: (nhỏ - ổ; xa - ta)...
LUYỆN TẬP
Chọn một đoạn khoảng 10 dòng học thuộc (học sinh tự học).
Ghi nhớ: Đọc SGK.