Soạn bài Từ ghép

  • Từ ghép trang 1
  • Từ ghép trang 2
  • Từ ghép trang 3
  • Từ ghép trang 4
  • Từ ghép trang 5
Tử GHÉP
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt.
Biết vận dụng vào việc tìm hiểu nghĩa của hệ thông từ ghép tiếng Việt.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
* Từ ghép là những từ nhiều tiếng (thường là hai tiếng) có quan hệ ghép nghĩa trong câu tạo.
Từ ghép được chia thành hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho
tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
Ví dụ: dưa. chuột, dưa gang, dưa hấu...
+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp
(không phân ra tiếng chính, tiếng phụ).
Ví dụ: điện nước, phải trái, thầy trò, cơm nước...
* Học từ ghép không chỉ nhận diện một từ nào đó là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập, điều quan trọng là phải hiểu được cơ chế tạo nghĩa của các loại từ ghép. Nói đến cơ chế nghĩa người ta thường đề cập đến mấy vâh đề sau:
+ Đặc điểm về nghĩa của các yếu tố (các tiếng) được sử dụng để cấu tạo tư ghép.
+ Quan hệ ý nghĩa của các yếu tố câu tạo từ.
+ Nghĩa của từ ghép có tính chát như thế nào so với nghĩa của các yếu tố tạo nên nó.
Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập, mỗi loại có một cơ chế nghĩa riêng.
+ Cơ chế nghĩa của từ ghép chính phụ:
® Các tiếng để tạo từ ghép không bắt buộc phải cùng nhóm nghĩa
Tiếng phụ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
Nghĩa của từ ghép hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Cơ chế nghĩa của từ ghép đẳng lập:
Các tiếng trong từ ghép đẳng lập hoặc đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa, hoặc cùng chỉ những sự vật, hiện tượng gần gũi nhau.
Nghĩa của các từ dung hợp với nhau để tạo ra nghĩa của từ ghép đẳng lập.
Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn so với nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
A. CÁC LOẠI TỪ GHÉP
Trong các từ ghép bà ngoại, nhạy cảm ở hai câu sau, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự vị trí của các tiếng trong các từ trên.
Trong từ ghép bà ngoại, thì bà là tiếng chính và ngoại là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính vì:
bà: người đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha. ngoại: dòng họ mẹ (họ hàng bên ngoại).
Trong từ ghép nhạy cảm thì:
nhạy: có hiệu quả liền, phản ứng nhanh trước sự kiện gì xảy ra. cảm: nhận biết bằng cảm tính, bằng giác quan.
Như vậy, nhạy là tiếng chính, cảm tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
Các tiếng trorig từ ghép quần áo, trầm bổng có phân biệt tiếng chính, tiếng phụ không?
Từ ghép quần áo chỉ quần áo nói chung.
Từ ghép trầm bổng: (âm thanh) lúc trầm, lúc bổng.
Cả hai từ quần ảo, trầm bổng không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng có vai trò bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.
Ghi nhớ: Đọc SGK.
B. Ý NGHĨA CỦA TỪ GHÉP
So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ nhạy cảm với nghĩa của từ nhạy em thấy có gì khác nhau?
Nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà'.
bà: người đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha. bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ.
Như vậy, nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà.
Nghĩa của từ nhạy cảm so với nghĩa của từ nhạy.
Nhạy cảm: có khả năng cảm thây, nhận biết mau chóng. nhạy: có hiệu quả liền, phản ứng nhanh trước sự kiện xảy ra.
Như vậy, nghĩa của từ nhạy cảm hẹp hơn nghĩa của từ nhạy.
So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo. Nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng thấy có gì khác nhau?
Áo: đồ mặc từ cổ trở xuống.
Quần: đồ mặc để che từ bụng trở xuống.
Quần áo: chỉ quần áo nói chung.
Như vậy, nghĩa của từ quần áo khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng tạo nên nó.
Trầm: giọng tháp và ấm.
Bổng: cao (bay bổng).
Trầm bổng: lúc trầm lúc bổng nghe rất êm tai.
Như vậy, nghĩa của từ trầm bổng khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng tạo nên nó.
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
1. Xếp các từ ghép sau vào bảng phân loại:
Từ ghép chính phụ
lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn
Từ ghép đẳng lập
ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới, cây cỏ, suy nghĩ
Chọn các tiếng thích hợp trong các tiếng: chì, quen, kẻ, rào, bám, xóa, gan, tai đặt sau các tiếng chính để tạo từ ghép chính phụ.
bút chì thước kể mưa rào làm quen
ăn bám trắng xóa vui tai nhát gan
Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đắng lập:
Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
ở đây, ta thây sách, vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả hai loại nên không thể nói một cuốn sách vở.
5.
Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
Mọi thứ hoa có màu hồng không thể gọi là hoa hồng được vì hoa hổng
là tên một loại hoa (từ ghép chính phụ).
h) Có phải mọi loại cà chua đều chua không?
Ở đây nên hiểu cà chua là một loại cây, quả chứ không phải là loại cà có vị chua.
Ta có thể nói quả cà chua này ngọt quá (lí do đã giải thích ở trên). c) Có phải mọi loại cá màu vàng là cá vàng không? Cá vàng là loại cá
như thế nào?
Không phải mọi loài cá có màu vàng là cá vàng. Cá vàng là một loại cá cảnh, thân thường có màu hồng nhạt, vảy vàng óng ánh, đuôi lớn và xòe to ra.
So sánh nghĩa của các từ ghép mát tay, nóng lòng, gang thép, tay chân với nghĩa của các tiếng tạo nên chúng.
mát tay: khéo léo, giỏi trong việc chữa bệnh, chăm sóc.
nóng lòng: muôn biết gấp, được gấp.
gang thép: gang và thép, cứng cỏi, khó lòng lay chuyển.
tay chân: chỉ người thân tín.
Nghĩa của các từ ghép trên khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Thử phân tích câu tạo của từ ghép có ba tiếng sau đây: máy hơi nưóc, than tổ ong, bánh đa nem
máy hơi nước than ịổ_ ong bánh đa nem