Soạn bài Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc)

  • Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc) trang 1
  • Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc) trang 2
  • Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc) trang 3
SRU PHÚTCMIƠ LI
(Trích: Chinh phụ ngâm khúc)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Cảm nhận được nỗi sầu chia li, ý nghĩa tô' cáo chiến tranh phi nghĩa và niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Chinh phụ ngâm khúc (Khúc ngâm của người vợ có chồng ra mặt trận) nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn, được Đoàn Thị Điểm dịch Nôm.
Đoạn trích nói lên tâm trạng của người vợ ngay sau phút chia li.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Tìm hiểu về thể thơ song thất lục bát và nhận dạng bài thơ.
Hình thức các câu: Gồm 2 câu 7 chữ (song thát), tiếp đến hai câu 6, 8 chữ (lục bát). Bôn câu thành một khổ, số lượng khổ thơ trong bài này gồm ba khổ.
Cách hợp vần:
Chữ cuối của câu 1 (gió) vần với chữ thứ 5 của câu 2 (cũ) và đều là vần trắc. Chữ cuối của câu 2 (chăn) vần với chữ cuối của câu 3 (ngăn). Chữ cuối của câu 3 vần với chữ thứ 5 của câu 4 (ngăn - ngàn), tiếp tục, ta thây cách hợp vần chữ cuối của câu 4 lại vần với chữ thứ 5 của câu 7 ở khổ thơ sau (xanh - còn) vần bằng và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết bài thơ.
Qua bôn khổ thơ đầu cảnh chia li và nỗi sầu chia li của người vợ ngay sau phút chia li đã được tác giả gợi tả như thế nào? Cách nói tương phản Chàng thì đi... thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh: “tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” có tác dụng gì?
Cảnh chia li được tác giả tả bằng một loạt hình ảnh: cõi xa mưa gió, buồng cũ chiếu chăn, muôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh. Sự ngăn cách đã là một sự thật khắc nghiệt và nỗi sầu chia li thật là nặng nề như đã phủ lên màu mây biếc của trời, trải vào màu xanh của núi ngàn.
Cách nói tương phản: Chàng thì đị... thiếp thì về gợi một thực trạng chia li đau xót. Người đi thì đi vào cõi xa xăm, nguy hiểm không biết ngày nào trở về. Người ở thì mòn mỏi trông chờ, cô đơn lạnh lẽo.
Hình ảnh “muôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” nêu một không gian mênh mông, diễn tả một tâm trạng buồn đau triền miên, nặng nề của nỗi sầu chia li.
Qua khổ thơ hai, nỗi sầu chia li được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng từ tương phản ngoảnh lại, trông sang trong hai câu 5, 6, cách điệp và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương có ý nghĩa gì?
Bằng cách nói tương phản, đối nghĩa: Chàng còn ngoảnh lại, thiếp hãy trông sang và hình thức điệp từ đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương (Chốn Hàm Dương - Bến Tiêu Tương nay thành Cây Hàm Dương - Khói Tiêu Tương), ở khổ thơ này tác giả vẫn tiếp tục diễn tả nỗi sầu chia li nhưng đã được nhân lên. Ở khổ thơ 1 mới chỉ nói đến sự cách ngăn, nhưng ở khổ thơ này thì sự cách ngăn đó đã mấy trùng. Sự chia li đó chỉ là sự chia li về không gian (khoảng cách) về thể xác trong khi đó tình cảm của họ vẫn gắn bó thiết tha.
Biện pháp điệp ngữ và đảo vị trí có tác dụng tạo nhạc điệu cho thơ trong việc diễn tả nỗi sầu chia li và diễn tả tính chất hai mặt của sự chia li: gắn bó nhưng phải cách ngăn.
Qua 4 câũ khổ cuối, nỗi sầu chia li đó được tiếp tục gột tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ cùng, thấy và cách nói về ngàn dâu, màu xanh ngàn dâu có tác dụng gì?
Ớ khổ thơ này tác giả tiếp tục gợi tả nỗi sầu chia li, ai oán theo câp độ tăng dần thông qua cách đôi nghĩa điệp từ, điệp ý: cùng, thấy, ngàn dâu, xanh xanh, xanh ngắt, cùng trông...
Nếu như ở khổ thơ thứ hai tác giả còn gợi ra tên của các địa danh để có ý niệm về sự xa cách thì ở khổ’ thơ này, ý niệm đó đã hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu không chỉ xanh xanh mà còn là xanh ngắt. Màu xanh ở đây không gợi sự hi vọng mà chỉ gợi sự mênh mông của trời đất, sự xa xôi cách trở. Câu cuối cùng của bài thơ “ai sầu hơn ai” nhân mạnh thêm nỗi sầu của người thiếu phụ trong trạng thái buồn đến cực độ.
Hãy chỉ ra các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ trên.
Các điệp ngữ trong đoạn thơ trên:
thì - thì (chàng thì đi - thiếp thì về) => gợi sự chia li ngăn cách.
Chốn Hàm Dương - Cây Hàm Dương.
Bến Tiêu Tương - Khói Tiêu Tương.
=> Nhân mạnh sự cách ngăn và nghịch cảnh gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chia li.
Cùng - cùng
Ngàn dâu - ngàn dâu
Xanh - xanh xanh - xanh ngắt
=> Gợi sự thăm thẳm mênh mông của trời đất, sự chia li lan tỏa không biết đâu mà tìm.
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ?
Các từ có màu xanh: núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt.
Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanh.
+ Núi xanh trong cụm từ trài ngàn núi xanh => gợi sự xa cách nhưng vẫn nhìn thây.
+ Xanh xanh: => gợi cảm giác rộng, mênh mông.
+ Xanh ngắt: => rất xa, mất hút.
Sử dụng màu xanh theo cấp độ tăng trưởng: nhìn thấy _> xa xa —> mất hút.
Học thuộc lòng bài thơ (học sinh tự học).