Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)

  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) trang 1
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) trang 2
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) trang 3
ÔN TỘP TÁC PHÂM TRỬ TỈNH (Tiếp theo)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Củng cố những kiến thức cơ bản và một sô' kĩ năng được cung cấp và rèn luyện qua các tác phẩm trữ tình.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Nguyễn Trãi đã có những câu thơ sau:
Suốt ngày ôm nỗi ưu tư
Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên
Hình thức biểu hiện của tác giả: Thể hiện một cảm xúc lo buồn, ngủ không yên khi đêm lạnh buông xuống.
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông
Trái với câu thơ trên, ở câu thơ này tác giả lại thể hiện sự nhiệt huyết của mình mạnh mẽ như nước thuỷ triều lên xuống ở biển Đông.
Cả hai câu thơ thể hiện tâm sự u hoài và sự khát khao của tác giả muôn được giúp dân, cứu nước.
So sánh tình huống thể hiện tình quê hương và cách thể hiện tình cảm của hai bài thơ: Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư.
Bài Tĩnh dạ tứ: Thể hiện tâm trạng nhớ quê của một người sông xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
Bài Hồi hương ngẫu thư: Thể hiện tình yêu quê hương của một người sông xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
Cách thể hiện của hai bài thơ: Đều là tâm trạng yêu quê, nhớ quê. Nhưng Lý Bạch thì lại nhìn trăng nhớ quê, còn Hạ Tri Chương thì lại xót xa khi trở về quê chẳng có ai đón mình, chỉ có nhi đồng ra đón.
So sánh bài Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều và bài Rằm tháng giêng về hai vấn đề: cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện.
Bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều:
Bài thơ thể hiện một cách sinh động cảm nhận của tác giả qua những điều nghe thấy, nhìn thấy của một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
Cảnh ở đây: Trăng đã xế, quạ kêu, sương đầy trời, khách nằm ngủ trước cảnh buồn của đèn chài, nửa đêm tiếng chuông chùa văng vẳng vọng đến thuyền khách.
Bài thơ Rằm tháng giêng:
Cảnh vật là một khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sông của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng. Tâm trạng của tác giả ung dung, lạc quan, tin tưởng vào ngày chiến thắng.
Đọc kĩ ba bài tuỳ bút trong các bài học 14, 15. Đánh dấu (*) vào sau những câu dưới đây mà em cho là đúng.
Tuỳ bút có nhân vật và cốt truyện
Tuỳ bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật (*).
Tuỳ bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu (*).
Tuỳ bút thuộc loại tự sự
Tuỳ bút có những yếu tô" gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình (*).