Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng)

  • Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) trang 1
  • Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) trang 2
  • Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) trang 3
BUỔI CHIỂU ĐỨNG ở PHU THIÊN TRƯỜNG
TRÔNG RR
(Thiên trường vãn vọng)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Thây, được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông.
Hiểu thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Trần Nhân Tông (1258 - 1308) tên thật là Trần Khâm, con đầu của Trần Thánh Tông, là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chông giặc Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang (1285 - 1288). Ông theo đạo Phật. Năm 1299 ông đi tu ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của đời Trần.
Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra được ông sáng tác trong dịp về thăm quê Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Nhận dạng bài thơ: số câu, sô' chữ trong câu, cách hợp vần.
Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Cách hợp vần: chữ cuối của câu 1 hợp vần với chữ cuối của câu 2 và chữ cuối câu 4.
Cụm từ nửa như có nửa như không (Bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thứ hai này.
Cụm từ Bán vô bán hữu-, nửa như có nửa như không gợi một sự chuyển dịch về thời gian và không gian giữa ban ngày và ban đêm ở chốn thôn quê đồng nội này (không ra ban ngày và cũng không ra ban đêm).
Quang cảnh được gợi lên ở câu thứ hai này là thời gian về buổi chiều tô'i, cảnh vật ở đây nửa như có nửa như không và đang chìm dần vào sương khói mờ ảo
=> Cảnh ở đây thật trầm lặng nhưng nên thơ.
Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Cảnh vật miêu tả gồm những gì?
Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào buổi chiều mùa đông thu.
Cảnh vật được miêu tả gồm có:
+ Có bóng buổi chiều, sắc chiều man mác, chập chờn như nửa có nửa không.
+ Thôn xóm trước sau đã chìm vào sương khói.
+ Thời gian là sự chuyển dịch giữa ban ngày và ban đêm ở chôn thôn quê. + Âm thanh: có tiếng sáo của trẻ chăn trâu.
+ Hình ảnh: đàn trâu về nhà, cò trắng từng đôi sà xuống giữa cánh đồng đã vắng người.
Qua nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có cảm nhận gì trước cảnh tượng Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và tâm trạng của tác giả trước cảnh đó?
Cảnh tượng trong bài thơ là một buổi chiều ở thôn quê trầm lặng nhưng không đìu hiu. Nó là sự hòa hợp giữa sự sông của con người và cảnh vật thiên nhiên.
Tâm trạng của tác giả: Thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương thôn dã của mình.
Em có suy nghĩ gì về tác giả của bài thơ? Và em sẽ nói gì về thời đại của nhà Trần?
Tác giả bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra là vị vua Trần Nhân Tông. Sở dĩ ông sáng tác bài thơ này là để thể hiện một tình cảm, tình yêu với quê hương thôn dã của mình. Đây cũng chính là một phẩm chất cao đẹp của vị vua này.
Cảm nghĩ của em về thời đại nhà Trần:
Nhà Trần đã có một ông vua với tâm hồn cao đẹp và đầy tài năng. Điều đó chứng tỏ dưới thời đại nhà Trần, nhân dân ta được sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ghi nhớ: Đọc SGK.
LUYỆN TẬP
Viêt đoạn văn tả cảnh lũ trẻ ngồi trên lưng trâu thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống.
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
Mặt trời đã khuất sau rặng tre, ánh sáng còn le lói phía tây, chân trời đùn lên những đám mây nhiều hình nhiều vẻ, bóng tối lan dần trên bầu trời. Cảnh vật mờ ảo, đôi chỗ sương trắng đã chập chờn. Bây giờ là lúc lũ trẻ thổi sáo dẫn trâu về nhà. Đi đầu là con trâu của bác phó Quảng, nó là con trâu khỏe và to nhát làng. Với đôi sừng dài cong vút, trông nó hùng dũng và oai vệ biết bao. Các con trâu đực trong làng hễ trông thấy nó là đều phải len lén tránh xa, chính vì thế mà nó được coi là thủ lĩnh. Ngồi trên mình nó là thằng cu Tẹo. Cu Tẹo có tài thổi sáo rất hay, tiếng sáo của nó nghe réo rắt vang vọng khắp thôn xóm. Mỗi lần tiếng sáo của nó cất lên là lũ trẻ chăn trâu trong làng vội vã dắt trâu ra đồng chăn. Và mỗi buổi chiều, khi ánh hoàng hôn vừa tắt, đàn trâu của làng lại lững thững về nhà. Chúng xếp thành một hàng dài, đi nghiêm túc như một đoàn quân xuất hành ra trận, dường như mỗi bước đi của chúng đều theo âm thanh của tiếng sáo mà thằng cu Tẹo đang thổi.