Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy (Truyền thuyết)

  • Bánh chưng, bánh giầy (Truyền thuyết) trang 1
  • Bánh chưng, bánh giầy (Truyền thuyết) trang 2
  • Bánh chưng, bánh giầy (Truyền thuyết) trang 3
CÁNH CHƯNG, CÁNH GIAY
(Truyền thuyết)
Phân đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đêh “chứng giám”
Đoạn 2: Tiếp theo đến “hình tròn”
Đoạn 3: Phần còn lại.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Vua Hùng chọn người nốì ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý dịnh ra sao và bằng hình thức nào?
Hoàn cảnh: Vua đã già, giặc ngoài đã dẹp yên.
— Ý của Vua: Người nối ngôi ta phải nốỉ được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng.
Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đô' để thử tài mọi người: “Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua, sẽ được truyền ngôi”.
Vì sao trong các con vua, chỉ có,Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Trong các con vua, chàng là người “thiệt thòi nhất vì chàng là con thứ mười tám, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết”.
Tuy là lang nhưng từ khi lớn lên, chàng “ra ở riêng chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai”. Như vậy ta thấy Lang Liêu là con vua nhưng thân phận gần gũi với dân thường, người lao động.
Chàng là người hiểu được ý của thần “trong trời đắt không có gì quý bằng hạt gạo” và làm được ý thần: Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
Thần ở đây chính là nhân dân, nhân dân rất quý trọng cái nuôi sông mình, cái minh làm ra được.
Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nôi ngôi vua?
Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế (quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo đã nuôi sông mình và chính mình đã làm ra hạt gạo ấy).
Hai thứ bánh tượng trưng cho Trời và Đất.
Hai thứ bánh hợp với ý vua, chứng tỏ Lang Liêu là người có thể nổì chí vua đã biết đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra để cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người có tài, đức, hiếu thảo.
Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.
Truyện nhằm giải thích nguồn gốc sự vật (ví dụ truyện Sự tích dưa hấu, Sự tích trầu cau)
Đề cao nghề nông, đề cao lao động mà nhân vật chính là Lang Liêu, chàng hiện lên như một người anh hùng với đầy đủ tài năng, phẩm chất của người lao động.
Truyện đề cao và bênh vực kẻ yếu.
LUYỆN TẬP
Trao đổi ý kiến ở lớp: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.
Ý nghĩa cửa phong tục làm bánh chưng, bánh giầy là đề cao nghề nông, sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta.
Thể hiện truyền thông văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
* Đọc truyện này, em thích nhất là chi tiết nào? Vì sao?
Tùy vào nhận thức của các em mà nêu chi tiết mình thích.
Gợi ý:
Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến bảo:
“Trong trời đất, không gỉ quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán”.
Đây mới là chi tiết mang yếu tô' thần kì làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện và chỉ có Lang Liêu mới được thần giúp đỡ.
Chi tiết này còn phản ánh giá trị của hạt gạo, sức lao động của con người làm ra hạt gạo.
Lời vua nói với mọi người:
“Bánh liình tròn là tượng Trời ta đặt là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng” thể hiện phong tục làm hai loại bánh vào ngày Tết.
GHI NHỚ
Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian