Soạn bài Treo biển (Truyện cười)

  • Treo biển (Truyện cười) trang 1
  • Treo biển (Truyện cười) trang 2
  • Treo biển (Truyện cười) trang 3
TREO BIỂN
(Truyện cười)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được thế nào là truyện cười.
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật gây cười trong truyện cười
Kể lại được truyện.
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC
TRUYỆN CƯỜI
Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sông nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xâ'u trong xã hội.
Hiện tượng đáng cười là những hiện tượng ở hành vi, cử chỉ lời nói của người đó.
Cái cười là do cái đáng cười gây ra và do ta phát hiện. Để có cái cười cần phải có:
+ Điều kiện khách quan: phải có hiện tượng đáng cười.
+ Điều kiện chủ quan: người đọc và người nghe phải phát hiện ra hiện tượng đáng cười đó.
Truyện cười thường ngắn, nhưng dù ngắn truyện vẫn có kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ kể để gây cười. Mấu chốt của nghệ thuật gây cười phải làm sao cho cái đáng cười tự nó bộc lộ để người đọc, người nghe phát hiện ra nó mà cười.
Truyện cười vừa có ý mua vui, vừa có ý phê phán. Những truyện cười thiên về ý mua vui thì gọi là truyện hài hước. Những truyện cười thiên về ý phê phán thì gọi là truyện châm biếm.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Nội dung tấm bảng đề treo ở cửa hàng (“Ớ đây có bán cá tươi”) có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tô’.
Tấm bảng đề treo ở cửa hàng (“ơ đây có bán cá tươi”) có 4 yếu tô' thông báo nội dung.
+ “Ớ đây” thông báo địa điểm bán hàng.
+ “Có bán” thông báo hoạt động của cửa hàng.
+ “Cá” thông báo mặt hàng.
+ “tươi” thông báo chất lượng hàng.
Có mấy người “góp ý” về cái biển đề ở cửa hàng bán cá. Em có nhận xét gì về từng ý kiến.
Có bôn vị khách “góp ý” về tấm biển ở cửa hàng bán cá.
Người thứ nhất, thứ hai và thứ ba “cười bảo”: người thứ tư “nói” tất cả họ đều góp ý bỏ bớt từng yếu tô' của bôn nộị dung thông báo trên. Thoạt nghe chúng ta thấy ý kiến của từng người đều có lí, song người góp ý ở đây không nghi đên chức năng, ý nghĩa của các yếu tô' và mối quan hệ của nó. Mỗi người đều lấy sự hiện diện của mình để xem xét mặt hàng thay cho việc thông báo gián tiêp vốn là đặc điểm, chức năng của giao tiếp ngôn ngữ. Vì vậy mỗi người chỉ quan tâm đến một thành phần của câu quảng cáo mà họ cho là quan trọng mà không thấy tầm quan trọng của thành phần khác.
Đọc truyện này, những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
Những chi tiết làm ta phải cười: Mỗi lần có người góp ý nhà hàng không cần suy nghĩ: “nghe nói, bỏ ngay”.
Cái cười ở đây là cười vì nhà hàng không hiểu những điều đã viết trên bảng mang ý nghĩa gì và treo biển như vậy là để làm gì. Nhưng cái cười được bộc lộ rõ nhất là cuổì truyện. Khi trên biến chỉ còn lại chữ CÁ nhà hàng cũng như mọi người tưởng rằng đến đây chẳng có gì phải góp ý nữa. Nhưng khi vẫn có người góp ý chữ CÁ vẫn thừa thì nhà hàng cất luôn cái biển thì đây cũng chính là lúc cái cười được thể hiện rõ nhất từ cái có lý đến cái phi lí.
Hãy nêu ý nghĩa của truyện.
Truyện hài hước tạo nên tiếng cười vui vẻ, đồng thời phê phán những người không có chủ kiến của mình khi làm việc mà thụ động nghe theo ý kiến của người khác.
Bài học: Khi làm bất cứ việc gì phải có chủ kiến của mình, sự góp ý của người khác là tốt, nhưng phải chọn lọc để tìm một biện pháp giải quyết tô't nhất.
GHI NHƠ
Bước đầu nắm được địnli nghĩa truyện cười (trang 124 phần chú thích)
Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai “góp ý” về cái biển củng làm theo, truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy nghĩ kĩ khi nghe những ý kiến khác.
LUYỆN TẬP
Nếu nhà hàng bán cá trong truyện nhờ em làm lại cái biển, em sẽ “tiếp thu” hoặc phản bác những “góp ý” của bô'n người như thê' nào hoặc sẽ làm lại cái biển ra sao? Qua truyện này, có thê rút ra bài học gì về cách dùng từ.
— Đô'i với biển của nhà hàng:
+ Cám ơn những lời góp ý và giữ nguyên nội dung của biển.
+ Xóa biển và vẽ trên biển hình những con cá đang bơi lội tung tăng. Khách nhìn sẽ hiểu “ở đây có bán cá tươi”
Bài học về cách dùng từ. Từ dùng phải có nghĩa, có lượng thông tin cần thiết, không dùng thừa.