Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

  • Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt trang 1
  • Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt trang 2
  • Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt trang 3
GIAO TIẾP, VÃN BÀN VÀ PHƯƠNG THƯC BIỂƯ ĐẠT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được mục đích giao tiếp
Khái niệm về văn bản và các kiểu văn bản
TÌM HIỂU BÀI
Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người và con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp.
Văn bản là gì?
Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thông nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
Câu ca dao:	Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Là một văn bản gồm hai câu, viết để nêu lên một lời khuyên, chủ đề của văn bản là “giữ chí cho bền”.
Câu hai nói rõ ý, không dao động khi người khác thay đổi chí hướng (chí ở đây là chí hướng, hoài bão, lí tưởng) Hai câu liên kết với nhau: câu 6 nêu vấn đề, câu 8 giải thích và làm rõ cho ý trước. Yếu tố liên kết ở đây là vần (bền - nền).
Lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học cũng là một văn bản (vãn bản nói) vì nó là một chuỗi lời, có chủ đề. Chủ đề của lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng thường tổng kết các thành tích, nêu nhiệm vụ của năm học mới, kêu gọi, cể vũ thầy và trò hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới.
Bức thư em viết cho bạn bè, hay người thân cũng là một văn bản viết, bởi nó có thể thức, có chủ đề là thông qua tình hình của em và thể hiện lòng quan tâm của em đốỉ với người nhận thư.
Các đơn xin học, thiếp mời, câu đối... đều là văn bản vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và thể thức nhất định.
Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản.
TT
Phương thức hiểu đạt kiểu văn bản
Mục đích giao tiếp
Ví dụ văn bản cụ thể
1
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc
Truyện Tấm Cám
2
Miêu tả
Tái hiện trạng thái sự vật con người
Tả con đường từ nhà đến trường.
Tả một thắng cảnh mà em đã đến
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm
4
Nghị luận
Bàn luận, nêu ý kiến đánh giá
Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” hoặc “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”
5
Thuyết minh
Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp
Những tờ thuyết minh về thuốc chữa bệnh hoặc thuyết minh về các thí nghiệm trong sách Lí, Hóa.
6
Hành chính - công vụ
Trình bày ý muốn, quyết định, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người
Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời.
Bài tập: Cho các tình huống giao tiếp, hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp:
Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phô" (Đơn xin được sử dụng sân vận động).
Tường thuật diễn biến trận đâu bóng đá (Tường thuật (tự sự)).
Tả những pha bóng đẹp trong trận đấu (Miêu tả).
Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đâu của hai đội (Biểu cảm).
Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá (Nghị luận)
Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tô't tới việc học tập và công tác của nhiều người (Thuyết minh).
LUYỆN TẬP:
Các đoạn văn thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào?
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Thuyết minh
Nghị luận
Truyền thuyết con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết?
Truyền thuyết con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản Tự sự.
Văn bản này đã trình bày diễn biến của sự việc và nhân vật (Lạc Long Quân, Âu Cơ).