Soạn bài Thạch Sanh (Truyện cổ tích)

  • Thạch Sanh (Truyện cổ tích) trang 1
  • Thạch Sanh (Truyện cổ tích) trang 2
  • Thạch Sanh (Truyện cổ tích) trang 3
  • Thạch Sanh (Truyện cổ tích) trang 4
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện.
Nắm được một sô' đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.
Kể lại được truyện bằng ngôn ngữ của mình.
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu cho kiểu truyện cồ tích thần kì mà nhân vật là người dũng sĩ. Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lý tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Truyện đề cập sự chiến thắng của cái thiện với cái ác.
Phân đoạn: Chia làm 4 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến “mọi phép thần tliông”-. Giới thiệu sự ra đời của Thạch Sanh.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “phong cho làm Quận công”-. Thạch Sanh chiến thắng chằn tinh. Lý Thông cướp công Thạch Sanh.
Đoạn 3: Tiếp theo đến “hóa kiếp thành bọ hung”: Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề. Lý Thông bị trừng phạt.
Đoạn 4: Phần còn lại: Hạnh phúc đến với Thạch Sanh. Thạch Sanh chiến thắng quân giặc và nô'i ngôi vua.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh khác thường:
+ Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuốhg đầu thai làm con của một gia đình vợ chồng già tốt bụng.
+ Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh được Thạch Sanh.
+ Vừa lớn khôn thì mẹ chết, sông nghèo khổ bằng nghề kiếm củi.
+ Được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Ý nghĩa của việc kế về Thạch Sanh.
+ Thạch Sanh là con của một người dân thường, cuộc đời và sô' phận rất gần gũi với quần chúng lao động.
+ Sự khác thường của Thạch Sanh tô đậm thêm tính chất lạ kì, đẹp đẽ cưa nhân vật lý tưởng. Qua nhân vật này, nhân dân muôn thể hiện khát vọng: những nhân vật ra đời và lớn lên lạ kì ắt sẽ lập được chiến công.
Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy.
Những thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua:
Mẹ con Lý Thông lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ đế chết thay cho Lý Thông.
Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh và chặt đầu quái vật.
Xuống hang giết đại bàng cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang.
BỊ hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt và hạ ngục.
Thạch Sanh lấy công chúa bị các nước chư hầu kéo sang đánh.
Những phẩm chất của Thạch Sanh qua những lần thử thách:
Sự thật thà chát phác (về ở với mẹ con Lý Thông).
Tài năng và sự dũng cảm (diệt chằn tinh, đại bàng).
Tấm lòng nhân đạo, yêu hòa bình (tha chết cho mẹ con Lý Thông, tha tội cho mười tám nước chư hầu).
Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn luôn đốì lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này?
Lý Thông
Thạch Sanh
- Thấy Thạch Sanh khỏe nên gạ kết
- Cảm động, vui vẻ nhận lời.
nghĩa anh em.
- Lừa Thạch Sanh đi canh miếu đế
- Thật thà đi ngay.
chết thay.
- Lừa Thạch Sanh trôn đi để mang
- Thật thà tin, chia tay từ giã mẹ
đầu chằn tinh vào lĩnh thưởng.
con Lý Thông .
- Nhờ Thạch Sanh xuống hang cứu
- Dẫn đường, xuống hang cứu
công chúa.
công chúa.
- Lấp cửa hang hòng giết Thạch Sanh.
- Tha chết cho mẹ con Lý Thông
Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lý Thông là sự đô'i lập giữa thật thà và xảo trá, giữa vị tha và ích kỷ, giữa cái thiện và cái ác.
Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.
- Ý nghĩa của tiếng đàn:
+ Tiêng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, thoát khỏi tù đày. Nhờ có tiếng đàn mà công chúa khỏi câm, nhận ra người đã cứu mình và đã giải thoát cho Thạch Sanh. Cũng nhờ tiếng đàn mà Lý Thông bị vạch mặt. Như vậy tiếng đàn tượng trưng cho công lí, đó cũng chính là ước mơ của nhân dân.
+ Tiếng đàn làm cho quân sĩ của mười tám nước chư hầu phải bủn rủn tay chân không còn nghĩ gì tới chuyện đánh nhau nữa. Như vậy tiếng đàn ở đây đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù.
Ý nghĩa của niêu cơm:
+ Khẳng định tính chất phi thường của niêu cơm: Ăn hết lại đầy khiến cho các nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên, thán phục.
+ Nó là lời thách đô' của Thạch Sanh và sự thua cuộc của các nước chư hầu, qua đó khẳng định sự tài giỏi của Thạch Sanh.
+ Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lý Thông phải chết, còn Thạch
Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muôn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số ví dụ?
Phần kết thúc truyện, Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Đây là phần thưởng lớn lao, xứng đáng với những khó khăn, thử thách mà Thạch Sanh đã phải trải qua. Cách kết thúc này cũng thể hiện một công lí xã hội “ở hiền gặp lành” và ước mơ của nhân dân về một sự đổi đời.
Mẹ con Lý Thông tuy được Thạch Sanh tha tội chết nhưng bị Thiên Lôi đánh chết và bị hóa thành bọ hung, đấy chính là sự trừng phạt của nhân dân đôì với những kẻ độc ác “gieo gió gặt bão”.
Cách kết thúc này rất phổ biến trong truyện cổ tích, đó là cách kết thúc có hậu:
Ví dụ: Truyện Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây bút thần...
GHI NHỚ
Thạch Sanh là truyện cổ tícli về người dũng sĩ diệt chần tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ơn bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về dạo đức, công lí xã hội và lý tưởng nhân dạo, yêu hòa binh của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì, độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần...).
LUYỆN TẬP
Nếu vẽ một tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh, em chọn chi tiết nào trong truyện để vẽ? Vì sao? Em sẽ đặt cho bức tranh minh họa ấy tên gọi như thế nào?
Gợi ỷ: Các em có thế vẽ các bức tranh tùy theo ý thích của mình, nhưng tranh phải có những chi tiết hay và gây â'n tượng.
Ví dụ:
Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh.
Thạch Sanh xuống hang đánh nhau với đại bàng, cứu công chúa.
Thạch Sanh gảy đàn khiến cho quân sĩ của mười tám nước chư hầu phải rút về nước.
Niêu cơm của Thạch Sanh.
Với các bức tranh trên, các em sẽ gọi tên cho từng bức tranh: Chặt đầu quái vật; Giết đại bàng cứu còng chúa; Cây đàn của Thạch Sanh; Niêu cơm kì lạ.
Kể chuyện Thạch Sanh (Học sinh tự kể)
Khi kể cần chú ý:
Kể đúng các chi tiết và trình tự phát triển của câu chuyện.
Dùng ngôn ngữ của chính mình.
Kể diễn cảm.