Soạn bài Phương pháp tả người

  • Phương pháp tả người trang 1
  • Phương pháp tả người trang 2
  • Phương pháp tả người trang 3
PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một bài văn tả người.
Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo thứ tự hợp lí.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Mỗi đoạn nhằm tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ nào?
Đoạn 1: Tả người chèo thuyền vượt thác.
Những từ ngữ tả dượng Hương Thư: Pho tượng đồng đúc, các bắp thịt nổi cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa; ghì trên ngọn sào...
Đoạn 2: Tả chân dung một ông cai gian giảo.
Những từ ngữ tả về ông Cai Tứ: thấp, gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt vuông hai má hóp lại, đôi mắt gian hùng. Mũi gồ sống mương, mồm toe toét...
Đoạn 3: Tả hình ảnh hai người trong keo vật.
Trong các đoạn văn trên, đoạn nào khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu cầu chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không?
Đoạn 1 và đoạn 2: tả chân dung nhân vật dượng Hương Thư và ông Cai Tứ.
Đoạn 3: Tả người gắn với công việc.
Ớ đây việc lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau. Tả chân dung thường gắn liền với các hình ảnh tĩnh, dùng nhiều danh từ, tính từ. Còn tả người gắn với hành động nên thường dùng nhiều động từ, tính từ...
Đoạn văn ba gần như một văn bản hoàn chỉnh. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần, đặt tên cho văn bản.
Văn bản này chia ra làm 3 phần:
Phần mở đầu (Mở bài): từ đầu đến “nổi lên ầm ầm”. Nội dung chính: giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật.
Phần thứ hai (Thân bài): từ “Ngay nhịp trống đầu” đến “sợi dây ngang bụng vậy”. Nội dung chính: miêu tả chi tiết keo vật.
Đoạn kết (Kết bài): từ “Các đô vật ngồi quanh sới” đến hết. Nội dung chính: nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.
GHI NHỚ: (Các em đọc SGK)
B. LUYỆN TẬP
1. Hãy nêu chi tiết tiêu biểu mà em phải lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau đây:
- Một em bé chứng 4-5 tuổi.
+ Tả hình dáng khái quát của em bé.
Hình dáng cao thấp, mập mạp hay bình thường: (dáng người bụ bẫm, khoẻ mạnh, cao gần đến nách em).
Đầu tóc mặt mũi, nước da, ăn mặc (nước da trắng hồng mịn màng như trứng gà bóc; thích mặc váy trắng).
+ Tả nhưng đặc điểm đáng chú ý nhất về hình dáng:
• Đôi mắt, hàm răng (đôi mắt tròn to đen lay láy, ẩn dưới hàng mi
dài cong vút tạo cho bé một vẻ mặt xinh xắn đáng yêu; Đôi má ửng hồng như quả táo; mỗi khi cười để lộ hai hàm răng trắng muốt và đều đẹp như những đứa bé trong tranh).
+ Tả tính nết thơ ngây của bé được biểu hiện qua giọng nói, tình cảm, hành động (thích chơi trò bán hàng, thích quét nhà, nhưng phải cầm chổi cả hai tay...).
- Một cụ già cao tuổi:
Giới thiệu cụ già bảy mươi hoặc tám mươi tuổi:
Dáng người: nhỏ nhắn nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn.
Tóc bạc trắng như cước.
Da nhăn có điểm những chấm đồi mồi.
Đôi mắt: không còn tinh nhanh, mỗi khi đọc sách phải đeo kính.
Hàm răng chắc thỉnh thoảng vẫn còn ăn trầu.
Bàn tay: nổi những đường gân xanh dưới lớp da mỏng manh.
Hoạt động: nấu cơm, dạy cháu học, kể chuyện...
Để miêu tả sinh động, người ta thường liên tưởng, so sánh.
Ví dụ: Khuôn mặt bé tròn trịa và sáng trong như vầng trăng mười sáu.
Với cách so sánh và liên tưởng đã gợi cho chúng ta hình ảnh về một em bé bụ bẫm, mập mạp, ngây thơ, hồn nhiên và trong sáng.