Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự

  • Thứ tự kể trong văn tự sự trang 1
  • Thứ tự kể trong văn tự sự trang 2
  • Thứ tự kể trong văn tự sự trang 3
  • Thứ tự kể trong văn tự sự trang 4
THỚ Tự KỂ TRONG VẨN Tự sự
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Trong văn tự sự có thể kể “xuôi”, kể “ngược” tùy theo nhu cầu thể hiện.
— Thấy được sự khác biệt giữa kể “xuôi” và kể “ngược” và biết được muôn
kể “ngược” phải có điều kiện.
Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại.
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
Trong tự sự hiển đại, bao gồm kể chuyện đời thường, kể chuyện tưởng tượng sáng tạo, kể theo thứ tự, kể theo dòng hồi tưởng và có thể kể “ngược”.
Chọn thứ tự kể nào phụ thuộc vào đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu đạt nội dung, không phải chỉ có tự sự dân gian mới kể theo trình tự tự nhiên. Chúng ta thấy tường thuật bóng đá, mít tinh... người ta cũng phải theo trình tự tự nhiên để cho người xem dễ theo dõi. Trong tự sự hiện đại, người ta có thể thay đổi thứ tự kể vì người kể sẽ vận dụng kí ức của mình hay của nhân vật để có thể kể đảo ngược. Kể ngược chính là kể chuyện còn nhớ trong kí ức, một hình thức kể gần gũi với kinh nghiệm sông của mọi người.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Õng lão đánh cá và con cá vàng và cho biết các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?
Tóm tắt truyện theo các sự việc:
Giới thiệu vợ chồng ông lão đánh cá.
Ông lão bất được cá vàng, thả cá vàng, cá vàng hứa đền ơn ông lão.
Ông bị vợ bắt năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả của mỗi lần.
Thứ tự kể này có ý nghĩa: Đó là thứ tự gia tăng của lòng tham lam và sự bội bạc của mụ vợ ông lão đánh cá. Kết cục mụ ta phải trả giá. Cách kể ở đây theo thứ tự tự nhiên, thứ tự này có ý nghĩa phê phán. Lúc đầu cá vàng trả ơn nghĩa cho ông lão đánh cá, nhưng rồi mụ vợ cứ đòi hỏi nhiều, từ sự trả ơn tăng đần đến chỗ lợi dụng, CUÔÌ cùng là việc làm phi nghĩa, chính vì thế mà mụ ta phải bị trả giá.
Đọc bài vãn xuôi và trả lời câu hỏi:
Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì?
Thứ tự bài văn đã diễn ra một cách thực tế:
+ Giới thiệu thằng Ngỗ mồ côi cha mẹ, ở với bà, thiếu sự kèm cặp của bố mẹ, lêu lổng hư hỏng, người trong xóm xa cách.
+ Ngỗ tìm cách trêu chọc đánh lừa mọi người: “dot lửa kêu cháy” => gây mất lòng tin.
+ BỊ chó dại cắn, Ngỗ kêu cứu nhưng mọi người không ai đến vì họ đã bị lừa một lần.
+ Ngỗ bị chó dại cắn phải băng bó, tiêm thuốc.
Bài văn kể theo thứ tự: bắt đầu Ngỗ bị chó dại cắn rồi kể đến cuộc đời của Ngỗ và trò chơi trêu chọc đánh lừa mọi người làm họ mất lòng tin.
Cách kể theo thứ tự này làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện: tác hại của sự nói dốì.
GHI NHỚ
Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho dên hêt.
Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau dó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc dã xảy ra trước đó.
LUYỆN TẬP
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.
Câu chuyện được kể theo thứ tự. Truyện kể ngược, theo dòng hồi tưởng.
Chuyện kể theo ngôi thứ nhất.
Yếu tố tưởng tượng đóng vai trò làm cơ sở cho việc kể ngược.
Cho đề văn: “Kể câu chuyện lần đầu em được di chơi xa”.
Bài tham khảo
Thanh bình và yên tĩnh thì phải nói tới làng quê. Để giúp em thư giãn sau đợt kiểm tra học kì vừa qua, mẹ đã đưa em đi thăm bà ngoại ở Trà Vinh. Chuyến đi để lại cho em nhiều kỷ niệm tốt đẹp.
Trời còn sớm, khí trời se lạnh, thỉnh thoảng những cơn gió thổi qua khẽ lay động cây liễu rủ trước nhà. Gia đình em vội vàng thu dọn hành lý để ra bến xe. Rất may vừa ra đến nơi đã kịp đón chuyến xe đầu tiên đi Trà Vinh. Chiếc xe từ từ lăn bánh. Em chĩ thấy những ngôi nhà vút qua vùn vụt. Đi được một quãng, nhà cửa hai bên đường có vẻ thưa dần, thay vào đó là những bụi tre, hàng dừa mọc lên lô’ nhô’. Ngồi được hơn hai tiếng đồng hồ, em liền hỏi mẹ:
Mẹ ơi! Sao lâu đến nơi thế?
Mẹ mỉm cười với em rồi nói:
Sắp đến rồi con ạ? Chỉ còn khoảng ba mươi cây sô’ nữa thôi.
Quả đúng như lời mẹ nói, xe chạy được một lúc rồi dừng lại ở một bến vắng người. Vừa đặt chân xuống đất, em bỗng cảm thấy ngạc nhiên cực độ. Trà Vinh là nơi đây ư? Quê ngoại của mình như thê' này ư? Sao vắng vẻ thế? Chẳng giông thành phô’ nơi em ở, suốt ngày xe cộ qua lại đông đúc, náo nhiệt lắm cơ! Bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu suy nghĩ cứ liên tục hiện lên trong đầu em. Nếu không nghe thấy tiếng gọi của mẹ cắt ngang dòng suy nghĩ thì em đã đứng ở đây cho đến tô’i rồi. Thê’ là em cùng mẹ đi bộ đến nhà ngoại, trong lòng vẫn còn buâng khuâng.
Đến nơi rồi đấy, ta vào thôi - Tiếng mẹ nói.
Bây giờ em lại càng sửng sô’t hơn. Giữa chôn làng quê này, một ngôi nhà rất to, cao ba tầng lầu được sơn màu xanh nước biển nổi bật trong khu vườn rộng lớn. Đang mải ngắm ngôi nhà, thì chợt nghe thấy tiếng gọi của ngoại:
-.Vào đây đi cháu!
Ngoại em đã già rồi, khoảng bảy mươi tuổi, lưng ngoại nay đã còng, nhưng khuôn mặt của ngoại vẫn hồng hào và ánh mắt vẫn còn tinh anh, nhìn em trìu mến. Em chạy lại ôm chầm lấy ngoại, ngoại xoa đầu khen em dạo này lớn quá. Suốt ngày hôm đó, em ở chơi với ngoại. Ngày hôm sau, mẹ và em xin phép ngoại sang thăm nhà cậu Hai ở gần đó. Vì không quen đường sá nên cái Lan phải đưa mẹ con em đi. Vừa đến nơi, đã thấy cậu Hai đứng ở cổng, tươi cười mời mọi người vào nhà. Trong khi mẹ ngồi nói chuyện với cậu, em và cái Lan ra sau vườn ngồi chơi banh đũa. Đang chơi thì bỗng có tiếng ai lanh lảnh vang lên: “Xin chào! Xin chào”, em giật mình nhìn chung quanh chẳng thây ai, chỉ có một chiếc lồng chim đang treo ngoài vườn trong đó có một con vẹt.
Thấy em ngơ ngác, cái Lan nhanh nhẹn giải thích:
Cậu Hai thích chơi chim lắm, con vẹt được xem là “con cưng” của cậu đấy! Vì nó nói ít lắm, chỉ khi nào thích thì mới nói. Đấy! Từ nãy đến giờ mới chịu chào...
Nghe cái Lan nói ra một tràng về con vẹt, em bèn tặc lưỡi khen:
Dù sao nó nói được tiếng người là hay rồi!
Ngồi chơi với con vẹt một lúc, cái Lan rủ em lên đồi sim chơi. Ở đây có rất nhiều cây sim. Quả tròn, nhỏ, tím thẫm ăn rất ngon. Càng ăn em càng thích, mặc dù miệng em bây giờ tím đen vì nhựa của nó. Em và cái Lan hái rất nhiều sim để đem về cho mọi người cùng thưởng thức.
Ngày hôm sau em và cái Lan vào xóm chơi, ở đây nhà nào cũng đẹp, vườn rộng với đầy cây ăn trái. Thứ trái nào em cũng muốn thử, thành ra đến bữa cơm, em không tài nào ăn nổi. Em thích những khu vườn ở đây còn là bởi không khí mát mẻ, trong lành. Cái Lan còn muốn rủ em đi nhiều nơi nữa, nhưng sáng mai em phải về rồi, em phải ở nhà với ngoại, chẳng biết bao giờ em mới được trở lại. Suốt đêm đó, em không tài nào chợp mắt được. Trên bầu trời cao, trăng khẽ đưa mắt nhìn em qua cửa sổ như muôn nói lời tạm biệt.
Sáng hôm sau, cả nhà ngoại đưa hai mẹ con em ra bến xe. Cái Lan cũng theo ra, nó sụt sịt khóc, em cũng không cầm nổi nước mắt, thấy thế mẹ liền nói:
Thôi nào! Sang năm mẹ lại cho xuống thăm ngoại.
Chia tay quê ngoại, em leo lên xe, xe chạy rồi mà em vẫn còn ngoái lại nhìn mọi người cho đến khi cảnh vật khuất hẳn phía xa.
Mặc dù đã về đến nhà, nhưng chuyến đi thăm quê ngoại vẫn để lại trong em nhiều ấn tượng tót đẹp về làng quê. Đây là lần đầu em được đi chơi xa.