Soạn bài Phó từ

  • Phó từ trang 1
  • Phó từ trang 2
  • Phó từ trang 3
  • Phó từ trang 4
PHÓ TỬ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được ý nghĩa và công dụng của phó từ.
Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau.
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
Phó từ: là loại từ trung gian giữa thực từ và hư từ.
Xét về mặt ý nghĩa từ vựng thì phó từ không có đầy đủ ý nghĩa của một thực từ. Nó không có tác dụng định tên mà chỉ là những dấu hiệu nhất định về ý nghĩa như dấu hiệu về trình độ, về thời gian, về ý kiến...
Vì chỉ là dấu hiệu ý nghĩa nên phó từ:
+ Nói chung, không tự mình lập thành câu.
+ Chỉ phụ trợ cho động từ, tính từ, danh từ hoặc cho cả câu, chứ không tự mình làm thành phần chủ yếu của câu (chủ ngữ, vị ngữ).
Ví dụ:
Phụ trợ cho động từ: Em vẫn chưa hiểu lắm.
Phụ trợ cho tính từ : Cái bàn tay đang còn rất mới.
Phụ trợ cho danh từ : Cũng cờ cũng biển, củng cân đai.
(Nguyễn Khuyến)
Phụ trợ cho cả câu :
Thỉnh thoảng, lớp tôi tổ chức những buổi liên hoan văn nghệ.
Tuy nhiên vẫn có một số phó từ như : Sắp, đã, rồi, không chưa, dĩ nhiên... có khả năng tự mình lập thành câu trả lời các câu hỏi trong trường hợp rút gọn khi đối thoại.
Ví dụ:	Anh đã xơi cơm chưa ?
- Đã
Phó từ có khả năng bổ sung các loại ý nghĩa khác nhau cho động từ, tính từ.
Phó từ chỉ quan hệ thời gian : đã, đang, từng, sắp, về...
Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự : củng, đều, vẫn, cứ, còn, nữa, cùng...
Phó từ chỉ mức độ : rất, lắm, quá, cực kì, hơi, khá...
Phó từ phủ định, khẳng định : không, chẳng, chưa, có...
Phó từ cầu khiến : hãy, đừng, chớ...
Phó từ chỉ kết quả và hướng : mất, được, ra, đi...
Phó từ tần sô': thường, năng, ít, hiểm, luôn luôn...
Phó từ tình thái, đánh giá : vụt, bỗng, chợt, đột nhiên, thình lình, thoắt...
Ngoài việc phân loại theo ý nghĩa, người ta phân loại phó từ theo vị trí trước và sau thực từ : phó từ đứng trước động từ, tính từ và phó từ đứng sau động từ, tính từ.
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
PHÓ TỪ LÀ GÌ ?
Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc loại từ nào ?
Câu a:
đã bổ sung ý nghĩa cho đi.
cũng bổ sung ý nghĩa cho thấy.
vẫn chưa bổ sung ý nghĩa cho thấy.
thật bổ sung ý nghĩa cho lỗi lạc.
Câu b:
được bổ sung ý nghĩa cho soi (gương)
rất bổ sung ý nghĩa cho ưa nhìn
ra bổ sung ý nghĩa cho to.
rất bổ sung ý nghĩa cho hướng.
Các từ in đậm trên đây là những phó từ.
Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ.
Đứng trước
Động từ, tính tù
Đứng sau
đã
Đi
cũng
Ra
vẫn chưa
Thấy
thật
lỗi lạc
Soi
được
rất
ưa nhìn
To
ra
rất
bướng
Các từ in đậm là những phó từ có thể đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.
GHI NHỚ
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ, để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
II. CÁC LOẠI PHÓ TỪ
Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ được in đậm.
Câu a : lắm bổ sung ý nghĩa cho lớn.
Câu b : đừng, vào bổ sung ý nghĩa cho trên.
Câu c : không bổ sung ý nghĩa cho trông thấy.
đã bổ sung ý nghĩa cho trông thấy, đang bổ sung ý nghĩa cho loay hoay.
2. Điền các phó từ đã tìm được ở phần I và phần II vào bảng phân loại dưới đây :
Phó từ đứng trước
Phó tù đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian
Đã, đang
Chỉ mức độ
thật, rất
lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
cũng, vẫn
Chỉ sự phủ định
không, chưa
Chỉ sự cầu khiến
đừng
Chỉ kết quả và hướng
vào, ra
Chỉ khả năng
được
Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại trên : mỗi, sẽ, mãi, nữa, còn, cực kì, khá, không, chẳng, chưa, nhất định, đáng
lẽ, dĩ nhiên, bất dắc dĩ, bỗng chốc, bỗng dưng, nhất định, thường thường...
GHI NHỚ (xem sách giáo khoa)
B. LUYỆN TẬP
1. Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?
Câu a :
Thế là mùa xuân mong ước đã đến (đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian).
Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo... (không - phó từ chỉ sự phủ định ; còn - chỉ sự tiếp diễn tương tự).
Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi (đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian).
Các cành cây đều lấm tấm màu xanh (đều - phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự).
Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông toả ra những tàu hoa sang sáng, tim tím (đương, sắp - phó từ chỉ quan hệ thời gian ; lại - phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự ; ra - phó từ chỉ kết quả và hướng).
Ngoài kia, rặng râm bụt cùng sắp có nụ (củng - phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự ; sắp - phó từ chỉ quan hệ thời gian).
Mùa xuân xinh đẹp đã về ! (đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian).
Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về (cũng - phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự; sắp - phó từ chỉ quan hệ thời gian).
Câu b :
Quả nhiên con kiến càng đã xâu dược sợi chỉ... (đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian ; được - phó từ chỉ kết quả).
Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt (bằng một đoạn văn ngắn từ ba đến năm câu). Chỉ ra phó từ được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em dùng phó từ đó để làm gì ?
Đoạn văn :
Một hôm trời mưa rắt to. Bỗng chị Cốc từ dưới hồ bay lên đậu cạnh nhà Dế Mèn. Thấy thế, Dế Mèn cất giọng trêu chị Cốc rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc cực kì bực mình, bèn đi tìm kẻ trêu mình. Tìm mãi không thấy ai. Nhưng rồi bất thình lình chị nhìn thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị trút cơn giận lên đầu Dế Choắt.
Nhận xét các phó từ :
rất, cực kì - phó từ chỉ mức độ.
bỗng, bất thình lình - phó từ chỉ tình thái, đánh giá.
vào - phó từ chỉ kết quả và hướng.
không — phó từ chỉ sự phủ định, khẳng định.
Đang — phó từ chỉ quan hệ thời gian.
Chính tả (nghe - viết) Bài học đường đời đầu tiên (từ Những gã xốc nổi đến những cử chi ngu dại của mình thôi).
HS tự viết.