Soạn bài Mưa (Tự học có hướng dẫn)

  • Mưa (Tự học có hướng dẫn) trang 1
  • Mưa (Tự học có hướng dẫn) trang 2
  • Mưa (Tự học có hướng dẫn) trang 3
MƯA
(Tự học có hướng dẫn)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Cảm nhận được sức sông, sự phong phú sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế người lao động trong bài thơ.
Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nhất là phép nhân hoá.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Trần Đăng Khoa sinh năm 1958 quê ở làng Trúc Tri, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trần Đăng Khoa có khiếu làm thơ từ khi còn rất nhỏ. Bài thơ đầu tiên của Khoa làm lúc chưa đầy tám tuổi là bài Con bướm vàng. Tiếp đó là những bài Khoa viết về sinh hoạt tuổi thơ như: Vườn em; Góc sân và khoảng trời; Trăng sáng săn nhà em; đánh thức trầu...
Rồi bước vào chông Mĩ, thơ Khoa đã nhanh chóng làm xôn xao lòng người đọc, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Thơ Khoa, những dòng thơ tươi mát tự nhiên, những dòng thơ ấm áp tình người đã làm tăng lên trong lòng mỗi người đọc tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc “Em suốt đời làm thơ”. Đó là nguyện vọng của Khoa từ nhỏ cho đến khi Khoa đã là một người lính.
Trên tờ báo Tiền Phong sô' ra ngày 10/5/1974 trong một phát biểu cho báo đoàn, Khoa tâm sự: “Tôi lớn lên ở vùng đồng bằng chiêm trũng bên bờ sông Kinh Thầy, nên tôi cứ nghĩ mãi về Hòn Đất. Mẹ tôi hát: “Hòn Đất mà vật nên nhà; Mà trồng nên lúa cho ta no lòng”. Dù vất vả tôi cũng muôn mình phấn đấu để có thể làm được một hòn đất như thế. Ước mong suốt đời của tôi là được làm một khúc hát nhỏ ca ngợi đất nước từ nghèo nàn lạc hậu mà đánh thắng kẻ thù, mà tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Bài Mưa miêu tả chính xác sinh động những cảnh vật thiên nhiên vốn quen thuộc ở làng quê trước và trong cơn mưa. Bức tranh về cơn mưa rào thể hiện cái nhìn tinh tế, thơ ngây của đôi mắt trẻ thơ về hình ảnh, hoạt động của cảnh vật
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào, miền nào? Bố cục bài thơ.
Bài thơ tả cơn mưa ở vùng làng quê miền Bắc.
Bài thơ chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến “Đầu tròn - Trọc lóc”. Quang cảnh lúc sắp mưa với những hoạt động, trạng thái khẩn trương của sự vật và loài vật.
+ Đoạn 2: từ “Chớp - Rạch ngang trời” đến “cây lá hả hê”. Cảnh trong cơn mưa.
+ Đoạn 3: Còn lại. Hình ảnh con người dũng cảm trong lao động sản xuất.
Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung.
Bài thơ được làm theo thể thơ tự do, nhịp nhàng dồn dập bằng những câu thơ ngắn vắt dòng có số tiếng không đều nhau gợi âm thanh và nhịp điệu của trận mưa rào ở vùng làng quê.
Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật này diễn tả không khí khẩn trương của sự vật, loài vật trước cơn mưa và trong cơn mưa, qua đó thấy được tài quan sát tinh tế, hồn nhiên của đôi mắt trẻ thơ.
Bài thơ đã miêu tả sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây CÔI, loài vật trước cơn mưa và trong cơn mưa. Em hãy tìm hiểu.
Trạng thái hoạt động của cây cô'i:
+ “Cỏ gà rung tai - Nghe - Bụi tre - Tần ngần - Gỡ tóc” ở đây bằng sự liên tưởng và tưởng tượng, tác giả đã hình dung ra những hình ảnh như tai cỏ gà rung lên để nghe, còn cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh quấn vào nhau như mái tóc rối.
+ “Muôn nghìn cây mía múa gươm” ở đây tác giả hình dung lá mía nhọn, sắc giông như lưỡi gươm đang khua lên trong tay các chiến sĩ.
+ “Cây dừa - sải - tay - bơi — ngọn mùng tơi - nhảy múa? gợi cảm giác vui, mềm mại của ngọn mùng tơi giống những cánh tay mềm dẻo của các diễn viên múa.
+ “Hàng bưởi - Đu đủ - Bế lủ con - Đầu tròn - Trọc lóc” dùng phép nhân hóa gợi hình ảnh về hàng bưởi sai quả...
Trạng thái hoạt động của loài vật:
+ Những con môi - Bay ra — Mối trẻ — Bay cao — Mối già - Bay thấy Gà con - Rối rít tỉm nơi - Ân nấp Kiến - Hành quân - Đầy đường Ông trời - Mặc áo giáp đen - Ra trận...
Tác giả sử dụng hàng loạt biện pháp nhân cách hoá để tạo nên một không khí, cảnh tượng, một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ, sôi nổi, khẩn trương.
Đặc biệt hình ảnh: “Õng trời - Mặc áo giáp đen” là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời giông như một lớp áo giáp của một dũng sĩ đang hăng hái ra trận.
Nhận xét về sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.
Hình ảnh con người lao động ở đây được cụ thể hóa bằng hình ảnh người cha đi cày về (một công việc rất bình thường đang diễn ra hàng ngày ở nông thôn Việt Nam) dưới trời mưa nhưng được tác giả lồng vào trong hình ảnh “Bố em đi cày về - Đội sấm - đội chớp - Đội cả trời mưa” để làm nổi bật sự dũng cảm, sự thách thức, tư thế hiên ngang của con người trước sức phá hoại của thiên nhiên, qua đó khẳng định sức mạnh của con người có thể so sánh với thiên nhiên vũ trụ.
GHI NHỚ: Đọc SGK
B. LUYỆN TẬP
Học thuộc lòng đoạn thơ từ đầu đến “Mù trắng nước”. Học sinh tự học.
Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phô' hay vùng núi, vùng biển hoặc mưa xuân ở làng quê.
Bài văn miêu tả cảnh mưa rào:
Hơn một tuần nay khí trời trở nên nóng bức khác thường, cây cô'i khô héo, ruộng vườn nứt nẻ. Ai cũng than vắn thở dài “Nếu trời cứ nóng thế này, cây cối loài vật sẽ chết mất thôi” và ai cũng mong một trận mưa thật lớn.
Tôi đang ngồi bên cửa sổ, bỗng thấy trời tô'i sầm lại, mây đen không biết từ đâu đang ùn ùn kéo tới che phủ cả bầu trời. Gió lúc này bắt đầu nổi lên làm nghiêng ngả cây xà cừ trước cửa. Rồi từ mái nhà vang lên những tiếng lộp độp thật mạnh. Những hạt mưa đầu mùa và nặng hạt bắt đầu rơi xuôhg. Mưa thực rồi, cả nhà không ai bảo ai đều reo lên như vậy. Mưa ù xuốhg khiến cho mọi người không tưởng tượng được là mưa lại kéo đến nhanh như vậy.
Lúc nãy là mấy giọt tí tách, bây giờ là bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống lao xuôìig, lao vào bụi cây. Lá bưởi, lá xoài, lá na vẫy tai run rẩy. Mấy con gà ở ngoài sân ướt lướt thướt ngập ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuồng sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả trắng xoá. Trong nhà một mùi nồng nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa lộp độp trên phên nứa, đập lùng bùng vào tàu lá cọ. Tiếng giọt gianh đố ồ ồ. Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống. Mưa xô'i nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục, ì ầm. Tiếng sấm của cơn mưa mới đầu mùa. Một lúc lâu, mưa dần dần ngớt hạt.
Bầu trời cũng sáng dần ra và một chiếc cầu vồng bảy sắc rực rỡ xuất hiện. Những đám mây đen đột ngột biến mất. Phía Tây mặt trời ló ra chiếu những tia sáng vàng chênh chếch trên những cành cây. Những giọt nước đọng trên lá óng ánh như những viên ngọc đang tí tách rơi.
Không khí trở lại mát dịu, thoáng đãng sau trận mưa dường như làm cho vạn vật trở nên tươi sáng hơn, đẹp đẽ hơn.