Soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

  • Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả trang 1
  • Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả trang 2
  • Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả trang 3
  • Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả trang 4
  • Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả trang 5
QƯAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, so SÁNH VÀ NHẬN XẾT
TRONG VĂN MIÊƯ TẢ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong vàn miêu tả.
Bước đầu hình thành khả năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Nhận diện và vận dụng những thao tác cơ bản trong đọc và viết văn miêu tả.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
ơ bài 18 các em đã tìm hiểu những đặc điềm của văn miêu tả. Ớ bài này các em sẽ nắm được một số thao tác cơ bản cần thiết cho vàn miêu tả : quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
Đầu tiên cần hiểu rõ về quan sát. Quan sát là sự vận dụng tất cả các giác quan của từng người để nhận biết đặc điểm của thế giới chung quanh, dùng mắt để nhận rõ hình dáng, màu sắc, hình khối... của sự vật ; dùng tai để nghe âm thanh, tiếng động ; dùng mũi để phát hiện các loại mùi : dùng lưỡi để biết vị của sự vật; dùng tay hoặc da để thu nhận cảm giác nóng, lạnh, dày mỏng, mềm cứng... Nhờ các nhận xét thu được, người quan sát có thể hiểu biết về đối tượng quan sát. Song quan sát để làm văn miêu tả khác với quan sát trong khoa học thường thức. Quan sát để miêu tả cần chọn lọc để giữ lại chi tiết cụ thể, riêng biệt, đặc sắc của từng đối tượng, nhằm giúp cho mọi người nhận ngay ra đối tượng quan sát nhờ các đặc điểm riêng đó. Đồng thời quan sát cần so sánh, liên hệ, hồi tường... để gắn các đặc điểm quan sát được với kỉ niệm, hồi ức hoặc các sự việc khác... cần có ý kiến nhận xét, bình phẩm, đánh giá... đối tượng quan sát. Do đó các chi tiết đưa vào bài miêu tả thường thấm đẫm cảm xúc của người viết, gợi hình, gợi ảnh.
Quá trình quan sát gắn với quá trình phát triển ngôn ngữ, tích cực hóa vốn từ.
Quan sát trong bài văn miêu tả bao giờ cũng là quan sát có mục đích, có kế hoạch. Tuỳ đối tượng có thể quan sát từ toàn thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc ngược lại. Để quan sát tốt, người ta phải luyện tập nhiều lần, phải tập trung tinh thần, ý nghĩ vào việc quan sát, không có áp đặt (định trước) các kết quả quan sát, phải nắm bắt dược cái thần, cái hồn và nết riêng biệt của đối tượng miêu tả. Chính nét riêng biệt ấy tạo nên cái mới và độc đáo cho nội dung bài văn.
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Hãy đọc các văn bản, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi : a. Mỗi đoạn văn giúp em hình dung những đặc điểm nổi bật của sự vật và
phong cảnh.
Đoạn 1 : Miêu tả hình ảnh của chú Dế Choắt: ốm yếu, tội nghiệp (đối lập với hình ảnh khỏe mạnh, cường tráng của Dế Mèn).
Đoạn 2 : Đặc tả một cảnh quan mênh mông hùng vĩ đẹp và thơ mộng của một vùng sông nước Cà Mau.
Đoạn 3 : Miêu tả cây gạo về mùa xuân đầy sức sống.
h. Những đặc điểm trên được thể hiện qua các từ ngữ và hình ảnh.
Đoạn 1 : Người gầy gò và dài lêu nghêu ; cánh ngắn củn đến giữa lưng hở
cả mạng sườn; Đôi càng bè bè; Râu ria cụt có một mẩu; Mặt mùi thì lúc nào củng ngẩnngẩn, ngơ nga.
Đoạn 2 : Phần đầu từ Càng đổ dần đến gió muối tả vẻ đẹp thơ mộng. Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh cũng chỉ toàn một màu sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa. Tiếng sóng rì rào của biển Đông... không ngớt vọng về trong hơi và gió muối.
Phần hai (còn lại) vẻ đẹp mênh mông, hùng vĩ của sông nước : Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm như thác. Cả bơi hàng đàn đen trũi...; con sông rộng hơn ngàn thước ; hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
Đoạn 3 : Cây gạo sừng sững như một tháp đền khổng lồ ; hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, lóng lánh, lung linh... ; chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lủ lủ... trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui...
ơ đây người viết cần phải có năng lực quan sát, liên hệ và so sánh để làm nối bật những đặc điểm tiêu biểu của sự vật (Dế Choắt - Sông nước Cà Mau - Cây gạo).
Hãy tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh :
Đoạn 1 :
+ So sánh dáng vẻ “gầy gò và dài lêu nghêu” của Dế Choắt với dáng vẻ của “gã nghiện thuốc phiện”.
+ So sánh đôi cánh ngắn ngủn của Dế Choắt với “người cởi trần mặc áo gi-lê”.
Sự so sánh về dáng vẻ gợi lên cho người đọc một hình ảnh ốm yếu, lờ đờ, bệ rạc của Dế Choắt.
So sánh về đôi cánh gợi lên hình ảnh đôi cánh ngắn củn, xấu xí của Dế Choắt.
Đoạn 2 :
+ So sánh sông ngòi, kênh rạch bủa giăng giống như mạng nhện - gợi cho người đọc hình dung tới số nhiều và rối.
+ So sánh sự mạnh mẽ của dòng sông Năm Căn với thác đổ - gợi sự hùng vĩ.
+ So sánh cá nước bơi hàng đàn nhô lên hụp xuống giống như người bơi ếch - gợi lên số nhiều.
+ So sánh rừng đước như hai dãy trường thành vô tận - gợi số nhiều và sức sống mạnh mẽ của rừng đước.
Đoạn 3 :
+ So sánh cây gạo như một tháp đền khổng lồ - gợi sự đồ sộ và to lớn.
+ So sánh bông hoa với ngọn lửa hồng ; búp nõn với ánh nén - gợi sự đẹp
đẽ, đầy sức sống...
Đoạn văn sau đây của Đoàn Giỏi đã bị lược đi một số chữ. Trong đoạn văn đã bị lược bỏ đi các chữ : ầm ầm, như thác ; nhô lên hụp xuống như người bơi ếch; như hai dãy núi trường thành vô tận.
Những chồ lược bỏ đi đều là những hình ảnh so sánh liên tưởng. Không có những hình ảnh ấy đoạn văn mất đi sự sinh động, không gợi cho người đọc tưởng tượng để hình dung ra sự vật, hình ảnh.
GHI NHỚ
Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ dó nhận xét, liên tưởng, vi von, so sánh... để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
B. LUYỆN TẬP
Đoạn văn sau đây miêu tả quan cảnh Hồ Gươm. Tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiểu biểu nào?
Tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh :
Mặt hồ; Cầu Thê Húc; Đền Ngọc Sơn; gốc đa già rễ lá xum xuê; Tháp Rùa xây trên gò đất giữa hồ.
Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống :
+ Nhà tôi cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
+ Cầu Thê Húc màu son cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.
ơ đoạn văn sau đây, nhà văn Tô Hoài tập trung miêu tả một chú Dế Mèn có thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình rất ương bướng, kiêu căng. Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc nào đã làm nổi bật điều đó ?
Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc của Dế Mèn :
— Cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ.
Đầu to nổi từng tảng, rất bướng.
Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
Sợi râu dài rất đỗi hùng tráng.
— Trịnh trọng khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Em hãy quan sát và ghi chép lại những đặc điểm ngôi nhà hoặc càn phòng em ở. Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào là nổi bật.
* Tả ngôi nhà em đang ở.
Giới thiệu, ngôi nhà em đang ở : địa điểm, hình dáng và một số đặc điểm dễ nhận so với khung cảnh xung quanh (Nhà hai tầng được xây cất trên mười năm nay, trong một con hẻm lớn thuộc đường Nơ Trang Long, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh).
Tả ngôi nhà :
+ Tả bao quát bên ngoài ngôi nhà
Ngôi nhà to hay nhỏ, cũ hay mới, sơn màu gì...
(Nhà em so với nhà bên cạnh đồ sộ hơn. Ngôi nhà được bao bọc bởi những bức tường, quét sơn màu xanh nước biển...)
+ Tả bộ phận, đặc điểm bên trong
Cổng nhà ra sao ?
Phòng khách có gì ?
Phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp như thế nào ?
Tiện nghi điện nước ra sao ?
(cổng sắt kiên cố, khoảng sân trồng đầy hoa, lối đi vào nhà lát bằng sỏi trắng. Phòng khách rộng, trang trí đẹp: sa-lông, kệ cao để trưng bày li tách, để ti vi... treo trên tường là bức tranh thủy mặc; có cửa sổ nhìn ra sân.
Nhà bếp : lát bằng gạch men trắng, bàn ăn, tủ đựng bát đĩa, nồi niêu...
Phòng ngủ ở trên lầu có phòng dành cho bô" mẹ, cho em và anh (chị), có thư phòng đọc sách...
Sân thượng trồng cây kiểng, có ghế đá hoa cương, buổi chiều gió mát gia đình quây quần...)
Trong những đặc điểm trên, việc tả bao quát ngôi nhà là điểm nổi bật để giúp cho người đọc có thể nhận ra ngôi nhà của em.
Căn phòng em ở : trang hoàng đơn giản, ngoài chiếc giường ngủ ra, giáp cửa số kê một cái bàn đế em ngồi học. Sách vở được xếp ngay ngắn trên bàn.
Trên bức tường gắn hình ảnh của nhóm nhạc Backstreet boys, đây là nhóm nhạc mà em yêu thích.
Điểm nổi bật của căn phòng có thể nhận ra đó là phòng của em ; bàn có sách vở, bức tường có treo hình nhóm nhạc.
Nếu phải tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật nào sau đây với những gì ?
Mặt trời đỏ ối như quả cầu lửa (mâm lửa)
Bầu trời ủng liồng như đôi má của các cô gái ở tuổi dậy thì.
Những hàng cây xanh cao vút như hai dãy trường thành.
Núi (đồi) sừng sững giống như những chàng khổng lồ trong các câu chuyện cổ tích.
Những ngôi nhà mọc lèn san sát trông giống như một dãy núi trập trùng.
Đề văn ứng dụng :
Viết một đoạn văn tả lại quang cảnh một dòng sông hay khu rừng mà em đã có dịp quan sát.
Đoạn vãn : Tả dòng sông quê em.
Quê hương em là một ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốh khúc quanh làng.
Dòng sông quê em đẹp lắm, mỗi buổi ban maiikhi vừng đông chưa mọc, dòng sông được phủ bằng một màn sương trắng mờ. Hai bên bờ sông, trên những chiếc lá cỏ non còn đọng lại những hạt ngọc bé xíu long lanh. Buổi trưa dòng sông nháp nhô, chúng em rủ nhau ra vùng vẫy tắm rửa. Sông ôm chúng em vào lòng dịu dàng dễ dãi như một người mẹ đôì với đàn con. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng vàng còn rọi lại trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Đó đầy vài con thuyền đánh cá trở về bến, tiếng reo đùa vang dậy cả bờ sông.
Tối đến mặt sông như một tấm thảm ngọc phản chiếu cảnh trăng sao, khiến cho cả một vùng nước sóng sánh vàng chói lọi.
Tả khu rừng : bài tham khảo : RỪNG cọ QUÊ TÔI
Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây cọ vừa trồi, lá đã lòa xòa mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.
Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng bóng râm mát rượi. Ngày mưa cũng chẳng ướt đầu...
Nguyễn Thái Vận