Soạn bài Nhân hóa

  • Nhân hóa trang 1
  • Nhân hóa trang 2
  • Nhân hóa trang 3
  • Nhân hóa trang 4
NHÂN HÓA
Mực TIÊU BÀI HỌC
Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
Nắm được tác dụng chính của nhân hóa.
Biết sử dụng nhân hóa trong hoạt động ngôn ngữ.
II. TÌM HIỂU NỘI DUNG
Nhân hóa còn gọi là nhân cách hóa (nhân là người ; hóa : biến thành, trở thành) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đôi tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình.
Về mặt hình thức nhân hóa có thể được cấu tạo theo các cách :
+ Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động của đô'i tượng không phải con người.
Lúa đã chen vai đứng cả dậy.
(Trần Đăng)
Vì sương nên núi bạc đầu Biển lay bởi gió hoa sầu vì mưa
(ca dao)
+ Coi đô'i tượng không phải như con người và tâm tình trò chuyện với nhau :
Núi cao chi lắm núi ơi ?
Che khuất mặt trời chẳng thấy người thương.
(ca dao)
Do có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm, cảm xúc cho nên nhân hóa được sử dụng rộng rãi :
+ Trong sinh hoạt hàng ngày ta thường nghe nói : điếu cày kêu ísòng sọc), con đường lượn vòng, đá đổ mồ hôi, cái bụng muốn đi (mà) cái chân không muốn bước...
+ Trong lời nói nghệ thuật ta thường gặp nhân hóa : gió khóc, gió rên rỉ, trăng chiếu mơ màng, nước biếc chao mình, mây vui đón em, khăn thương nhớ ai...
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
NHẢN HÓA LÀ GÌ ?
Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ sau :
Những từ thể hiện phép nhân hóa : Ông (trời) gọi trời bằng ông, tác dụng làm cho trời gần gũi với mọi người.
Các hoạt động: mặc áo, ra trận, múa gươm, hành quân. Dùng từ mặc áo, ra trận tả bầu trời trước cơn mưa làm tăng tính biểu cảm của câu thơ.
Dùng từ múa gươm để tả cây mía ; hành quân tả đàn kiến.
So sánh cách diễn đạt sau, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên có gì hay ?
— Ồng trời mặc áo giáp đen với Bầu trời đầy mây đen.
Muôn nghìn cây mía múa gươm với Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
Kiến hành quân đầy đường với kiến bò đầy đường.
Qua sự so sánh ta thấy nhân hóa có tính hình ảnh, làm cho sự vật, sự việc trở nên gần gũi với con người.
GHI NHỚ
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
II. CÁC KIỂU NHÂN HÓA
Trong các câu dưới đây, những sự vật nào được nhân hóa :
câu a : miệng, tai, mắt, chân, tay
câu b : tre Câu c : trâu
Dựa vào các từ in đậm, cho biết mỗi sự vật trên nhân hóa bằng cách nào ?
Các sự vật trong những câu trên được nhân hóa bằng cách :
Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật (câu a).
Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật (câu b).
Trò chuyện, xưng hô với vật như với người (câu c).
GHI NHỚ : Các em đọc SGK.
B. LUYỆN TẬP
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn vãn sau :
Bến cảng lúc nào cũng đóng vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe
anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn văn trên với đoạn văn dưới đây :
So sánh hai đoạn văn để tìm ra sự khác biệt trong cách diễn đạt.
Đoạn văn 1
Đoạn văn 2
Đông vui
Tàu mẹ, tàu con
Xe anh, xe em
Tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra
Bận rộn
Rất nhiều tàu xe
Tàu lớn, tàu bé
Xe to, xe nhỏ
Nhận hàng về và chở hàng ra.
Hoạt động liên tục
Nhận xét : Trong đoạn văn 1 sử dụng nhiều phép nhân hóa nhờ vậy mà ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, gợi cảm hơn.
Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau ? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh.
Cách 1
Cách 2
trong họ hàng nhà chổi
cô b é chổi rơm
xinh xắn nhất
có chiếc váy vàng óng
áo của cô
cuốn từng vòng quanh người trông cứ như áo len vậy.
trong các loại chổi
chổi rơm
đẹp nhất
tết bằng rơm nếp vàng
tay chổi
quấn quanh thành cuộn
Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào ?
Các phép nhân hóa được tạo ra bằng cách :
Câu a : núi ơi (trò chuyện xung hô với vật như với người).
Câu b : (cua, cá) tấp nập ; (cò, sếu, vạc, le) cãi cọ om sòm ; dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật ; họ (cò, sếu, vạc, le) anh (cò) dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
Câu c: (chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn; (thuyền) vùng vằng: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Câu d: (cây) bị thương; thân mình; vết thương; cục máu: dùng từ ngữ vôn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Viết đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có phép nhân hoá.
Đoạn văn:
Từng chùm phượng khoe sắc giữa vòm trời xanh biêng biếc. Từng cánh bướm ngây thơ của hoa phượng đã đến với chúng em.
Những cánh tay vươn lên, xoè ra giữa bầu trời sâu thẳm. Trên những cành cây khẳng khiu đầy lá xanh mơn mởn, những cánh phượng e ấp, thẹn thùng hé nở, giờ đây lại vươn cao hơn để cho ánh nắng mặt trời sưởi ấm, tô điểm...