Soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự

  • Lời văn, đoạn văn tự sự trang 1
  • Lời văn, đoạn văn tự sự trang 2
  • Lời văn, đoạn văn tự sự trang 3
  • Lời văn, đoạn văn tự sự trang 4
LỜI VĂN, ĐOẠN VẨN Tự sự
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn.
Biết xây dựng các đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày.
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
1. Lời văn:
Lời văn là cách thức diễn đạt, kiểu diễn ngôn. Lời văn gồm các thành phần: lời giới thiệu, kể sự việc, miêu tả, đối thoại, độc thoại hay bình luận.
Lời văn giới thiệu nhân vật là yếu tô" cơ bản của lời văn tự sự. Trong lời giới thiệu bao hàm việc cung cấp thông tin, về nhân vật, thể hiện thái độ khen, chê, đặc biệt cung cấp những dữ kiện về lý lịch, tính cách có ảnh hưởng đến sự phát triển của câu chuyện.
Trong đoạn văn Sơn Tinh, Thủy Tinh cách giới thiệu nhân vật rất gọn gàng, đầy đủ.
Ớ đoạn 1: Gồm hai câu
Câu 1: Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là MỊ Nương, người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu.
Câu này gồm hai ý vừa giới thiệu về vua Hùng Vương vừa giới thiệu về Mị Nương.
Câu 2: Vua clia yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Câu này cũng gồm hai ý: ý về tình cảm và ý về nguyện vọng.
Ỡ đoạn 2: Gồm 5 câu
Câu (1) giới thiệu chung, câu (2) và câu (3) giới thiệu về Sơn Tinh.
Câu (4) giới thiệu tài năng của Thủy Tinh, câu (5) kết lại cả hai nhân vật.
Lời văn kế sự việc bao gồm thứ tự, quan hệ của hành động, sự việc, cách dùng động từ.
Ở đoạn văn 3: Tác giả đã dùng những từ để chĩ hành động của nhân vật: đùng đùng nổi giận, đem, đuổi, cướp, hô mưa, gọi gió, dâng nước.
Các hành động ở đây được kể theo thứ tự tăng dần.
Kết quả của hành động: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
Lời kể ở đây cho thấy sức mạnh và sự tàn phá của nước.
Đoạn văn:
Về mặt nội dung: đoạn văn có thể hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh. Khi đoạn văn có sự hoàn chỉnh về nội dung, mỗi đoạn văn sẽ là một đoạn ý (hay đoạn nội dung). Khi không hoàn chỉnh về nội dung, mỗi đoạn sẽ chỉ là một đoạn lời (đoạn diễn đạt).
Về mặt hình thức: đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Tính hoàn chỉnh này được thể hiện ra bằng những dấu hiệu dễ nhận, lùi đầu dòng, viết hoa, dấu kết đoạn.
Trong các đoạn (1), (2), (3) biểu đạt được các ý:
Đoạn 1: Biểu đạt ý vua Hùng muôn kén rể. Câu biểu đạt là câu (1).
Đoạn 2: Biểu đạt ý có hai người đến cầu hôn, đều tài giỏi như nhau và đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Câu biểu đạt là câu (2) và câu (4).
Đoạn 3: Biểu đạt ý: Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. Câu biểu đạt là câu (1).
GHI NHỚ
Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.
Mỗi đoạn văn đều có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.
LUYỆN TẬP
Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Các đoạn văn:
Đoạn (a) nói về tài chăn bò của Sọ Dừa: “cậu chăn bò rất giỏi".
Chăn suốt ngày, từ sáng đến tối.
Dù nắng mưa bò đều được ăn no căng bụng.
Đoạn (b) ý chính nói về hai cô chị ác hay hắt hủi Sọ Dừa, còn cô út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa tử tế.
Để dẫn dắt được ý chính này phải xuất phát từ chỗ: “ngày mùa tôi tớ ra đồng làm cả” điều đó có nghĩa là do thiếu người mà con gái phú ông cũng phải làm công việc đưa cơm cho Sọ Dừa. Do đó câu (1) đóng vai trò dẫn dắt giải thích.
Đoạn (c) nói tính tình cô “còn trẻ con lắm”. Các câu còn lại giải thích cái tính trẻ con ấy được biểu hiện như thế nào.
Đọc hai câu văn sau, theo em, cầu nào đúng, câu nào sai?
Câu (b) đúng vì cách kể ở đây theo một trật tự logic:
Người gác rừng dóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.
Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.
Giới thiệu về Thánh Gióng.
Ví dụ 1:
Hồi đó nước ta còn có tên là Vãn Lang đang dưới quyền trị vì của vua Hùng Vương thứ sáu. ơ một làng Phù Đổng tức làng Gióng có hai vợ chồng ông bà lão đã già mà chưa có con để nổì dõi. Một hôm bà ra đồng thấy một vết chân rất lớn, bà bèn ướm thử bàn chân mình lên, không ngờ về nhà bà thụ thai.
Sau mười hai tháng, bà sinh ra một cậu con trai, mặt mũi khôi ngô nhưng có điều đã ba tuổi rồi mà cậu ta không biết nói, biết cười cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đó.
Ví dụ 2:
Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh.
Mà sao nên lũy, nên thành tre cá...
Hình ảnh cầy tre đã đi sâu vào tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Nói đến cây tre, không ai có thế’ quên được câu chuyện về một người dũng sĩ đã nhổ từng bụi tre để giết giặc Ân. Để nhớ công ơn, vua Hùng thứ sáu đã cho lập đền thờ tưởng nhớ người dũng sĩ ấy và phong là Phù Đổng Thiên Vương.
Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Đó là câu hát dân gian mà tự bao đời nay những người trong cộng đồng Việt Nam đều tự hào về truyền thông đoàn kết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, bởi vì họ đều là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Hoặc cách giới thiệu khác:
Ngày xưa, ở đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng tên là Lạc Long Quân. Thần ở dưới nước, sức khỏe phi thường, thỉnh thoảng lên sông ở trên cạn. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, và cách ăn ở.
Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ xinh đẹp thuộc dòng họ Thần Nông đến thăm đất Lạc. Âu Cơ gặp Lạc Long Quân, họ yêu nhau rồi trở thành vợ chồng sống ở cung điện trên cạn.
Giới thiệu Tuệ Tĩnh.
Nói đến y đức, không ai lại không biết đến Tuệ Tĩnh - một nhà danh y lỗi lạc đời Trần. Ông chẳng những là người mở mang ngành y dược dân tộc mà còn là người hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh.
Hoặc cách giới thiệu khác:
“Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao lại nói chuyện ơn huệ”.
Đó là câu nói của Tuệ Tĩnh, một nhà danh y lỗi lạc đời Trần, một con người hết lòng yêu thương, cứu giúp người bệnh.
Viết đoạn văn kế chuyên Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc An và kể đoạn khi roi sắt gãy Thánh Gióng đã nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.
Đoạn văn:
Lúc bấy giờ giặc An đã tiến đánh đến chân núi Trâu, chúng đi đến đâu giết sạch dân ta đến đó, khiến nhân dân ta vô cùng căm phẫn. Vừa lúc đó sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa, ngựa hí lên mấy tiếng dài, phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc đón đánh chúng, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre bên đường quất túi bụi vào giặc. Đám giặc tan rã giẫm lên nhau mà chạy, tráng sĩ đuối đến chân núi Sóc Sơn, bỏ lại áo giáp sắt rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.