Soạn bài Sự tích Hồ Gươm (Truyền thuyết)

  • Sự tích Hồ Gươm (Truyền thuyết) trang 1
  • Sự tích Hồ Gươm (Truyền thuyết) trang 2
  • Sự tích Hồ Gươm (Truyền thuyết) trang 3
  • Sự tích Hồ Gươm (Truyền thuyết) trang 4
Sự TÍCH Hồ GƯƠM
(Truyền thuyết)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được nội dung, ý nghĩa, vẻ đẹp của một số hình ảnh có trong truyện.
Kể lại được truyện.
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết địa danh, loại truyền thuyết này giải thích nguồn gốc trực tiếp những tên hồ, tên núi, tên sông... nguồn gốc hình thành những vùng đất địa bàn dân cư nào đó. Nhưng đây cũng là truyền thuyết về Lê Lợi với lưỡi gươm thần.
Truyện ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chông giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV.
Phân đoạn: chia làm 2 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “đất nước”-. Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần đế đánh giặc.
Đoạn 2: Còn lại. Long Quân đòi gươm sau khi đánh đuổi giặc Minh.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Vì sao Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.
Giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước ta, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận chúng đến tận xương tủy.
ơ vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chông lại chúng, nhưng trong buổi đầu .lực lượng còn yếu, nhiều lần bị thua.
Cuộc khởi nghĩa có tướng giỏi (Lê Lợi) và nghĩa quân gan dạ, dũng cảm.
Như vậy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được thần thánh ủng hộ, giúp đỡ.
Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
Lê Lợi đã nhận gươm thần:
Trước hết Lê Thận là người làm nghề đánh cá bắt được lưỡi gươm (ba lần quăng lưới lưỡi gươm vẫn mắc vào lưới) sau đó chàng gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Lưỡi gươm khi gặp chủ tướng Lê Lợi sáng lên rực rỡ với hai chữ: “Thuận Thiên” khắc ở trên. Lê Lợi cùng mọi người xem nhưng không biết đó là báu vật.
Một lần bị giặc đuổi, lúc đi qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc.
Lê Lợi tra lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa như in.
Lê Thận nâng gươm lên đầu dâng cho Lê Lợi: “Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc”.
Ý nghĩa của việc Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm.
Các nhân vật nhặt được lưỡi gươm ở dưới nước và chuôi gươm ở trên rừng, chứng tỏ rằng nhân tài có khả năng chông giặc cứu nước có ở khấp nơi từ vùng đồng bằng, sông nước đến vùng núi cao xa xôi.
Các bộ phận của gươm rời nhau, ở xa nhau nhưng khi lắp lại “vừa như in”, điều đó thể hiện sự nhất trí, trên dưới một lòng, đồng .tâm giết giặc của nghĩa quân Lam Sơn.
ơ đây có thế so sánh với truyện Con Rồng, cháu Tiên để thấy được sự nhất trí, đoàn kết của nhân dân ta “kể ở miền núi, người ở miền biển, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn”.
Sự dâng gươm của Lê Thận cho Lê Lợi, khẳng định và đề cao “minh chủ”, “chủ tướng” Lê Lợi. Gươm sáng lên hai chữ “Thuận Thiên” tức là thuận theo ý trời. Trời ở đây là nhân dân, nhân dân đã giao trọng trách cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh.
Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đốì với nghĩa quân Lam Sơn.
— Từ khi có gươm thần nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.
Trong tay Lê Lợi thanh gươm thần tung hoành khắp mọi trận địa, làm cho quân giặc khiếp vía.
Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cách đòi gươm và trả gươm diễn ra như thế nào?
Hoàn cảnh Long Quân cho đòi gươm:
Nhân dân ta đã đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước.
Lê Lợi lên làm vua.
Cách đòi gươm và trả gươm:
Nhân dịp vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai 'Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần.
Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu lên khỏi nước. Vua thấy lưỡi gươm thần động đậy. Rùa Vàng nhô đầu cao hơn và đứng nổi trên rríặt nước và đòi gươm: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”. Vua nâng gươm về phía Rùa Vàng, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Thảo luận: Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm
Ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, một cuộc khởi nghĩa mang tính toàn dân, chính nghĩa. Biểu hiện qua các chi tiết:
+ Các bộ phận của thanh gươm khi tra vào nhau “vừa như in” là hình ảnh nhân dân ở các vùng, các miền, trên dưới một lòng tạo nên sức mạnh đánh giặc.
+ Thanh gươm sáng ngời biểu hiện cho sức mạnh chính nghĩa.
Đề cao suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.
(Lê Lợi là linh hồn, là “minh quân”, “chủ tướng” của cuộc khởi nghĩa, mặc dù không phải là dòng dõi vua chúa, nhưng Lê Lợi được Long Quán cho mượn gươm thần đánh giặc và đòi lại gươm khi đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi).
— Giải thích nguồn gốc, tên gọi Hồ Hoàn Kiếm
+ Tên hồ đã được đánh dấu từ sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh.
+ Tên hồ phản ánh được tình cảm yêu nước của nhân dân ta: khi có giặc cần có vũ khí giết giặc, khi hòa bình cất vũ khí đi.
+ Hình ảnh “trả gươm thần” còn có ý cảnh báo những kẻ có ý dòm ngó nước ta hãy coi chừng gươm vẫn còn đó.
* Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai? Và cho cái gì?
— Truyền thuyết khác của nước ta có hình ảnh Rùa Vàng đó là Truyền thuyết An Dương Vương có thần Kim Quy giúp vua xây thành, chế nỏ.
Hình tượng Rùa Vàng hay Thần Kim Quy trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng và tình cảm của nhân dân.
GHI NHỚ
Bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa (như Rùa Vàng, gươm thần) truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện củng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
LUYỆN TẬP
Hãy đọc phần đọc thêm để thấy rõ tính lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam.
(Học sinh tự đọc)
Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?
Tác giả dân gian không để cho Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm lẫn lưỡi gươm vì làm như thế sẽ không thấy được tính chất toàn dân của cuộc kháng chiến chông quân Minh, đồng thời thanh gươm mà Lê Lợi nhận được chính là thanh gươm của sự hội tụ, thống nhất tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.
* Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ỗ Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của câu chuyện sẽ có nhiều hạn chế vì sau khi thắng quần Minh, Lê Lợi đã trở về kinh thành Thăng Long. Thăng Long là Thủ đô, việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long thể hiện ý chí, tinh thần, tư tưởng của toàn dân thiết tha yêu hòa bình và cảnh giác trước kẻ thù.
Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyện đã học.
Định nghĩa về truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Tên những truyền thuyết đã học: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm.