Soạn bài Đeo nhạc cho mèo (Tự học có hướng dẫn)

  • Đeo nhạc cho mèo (Tự học có hướng dẫn) trang 1
  • Đeo nhạc cho mèo (Tự học có hướng dẫn) trang 2
ĐEO NHẠC CHO MÈO
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Hãy tóm tắt truyện theo mấy ý sau:
Tóm tắt:
Đã từ lâu, mèo cứ xơi chuột nên chuột họp nhau lại để tìm cách chông lại mèo.
Cuộc họp làng chuột rất đông đủ, chuột công có sáng kiến đeo nhạc vào cổ mèo để khi nào nghe tiếng nhạc biết đường mà chạy.
Tìm được nhạc rồi nhưng ai là người đeo nhạc cho mèo, mọi người đùn đẩy nhau, ai cũng có lý sự. Cuối cùng chuột Chù - người đầy tớ của làng phải nhận.
Bản tính nhút nhát nên vừa trông thấy mèo, chú đã run sợ, cắm đầu chạy. Cả làng nghe báo cũng sợ bỏ chạy tán loạn.
Rút cuộc chuột vẫn sợ mèo.
Cảnh họp làng chuột lúc đầu và lúc cử người “đeo nhạc cho mèo” rất đốì lập nhau. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của những chi tiết đối lập ấy.
Lúc đầu cảnh họp làng rất có khí thế: đủ mặt, nào anh Chù, nào chú Nhắt, nào ông Cống... Cả làng dẩu mõm, quật đuôi... đều đồng tình ý kiến của ông Công.
Nhưng đến lúc cử người đeo nhạc cho mèo thì cả làng im phăng phắc không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe. Một không khí nặng nề bao trùm, không ai dám đi, việc phân công đùn đầy nhau, bắt ép người bé. Những sự đối lập này chứng tỏ sự hèn nhát của lũ chuột. Hội đồng chuột này là hội đồng hèn nhát, mặc dù hội đồng đã đưa ra được những sáng kiến, nhưng không có kẻ nào dám thực hiện, do đó sáng kiến ở đây chỉ là viển vông.
Em có nhận xét gì về việc tả các loại chuột trong truyện? Phải chăng mỗi loại chuột ám chỉ một loại người nào đó trong xã hội cũ?
Tả các loài chuột, làng chuột: làng chuột được gọi là “làng dài răng” (tả đúng về bản chất loài chuột, răng chuột mỗi ngày một dài ra vì chuột là loại gặm nhấm); Khi đồng thanh ưng thuận cả làng "dẩu mõm, quật đuôi"-, Lúc sợ hãi thì "cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả".
Tả từng loại chuột bằng tên gọi dân gian, thông qua từng loại chuột này mà ám chỉ từng hạng người (ông cống, ông Đồ...). Ở đây ta thấy tài quan sát và khả năng châm biếm của dân gian.
Trong cuộc họp của làng chuột, ai có quyền xướng việc và sai khiến? Ai phải nghe theo và nhận những việc khó khăn nguy hiểm?
Trong cuộc họp làng chuột người có quyền xướng việc, sai bảo thuộc về những vị tai to mặt lớn, có vai vế, quyền lực nhất đó là ông Cống. Khi ông đã nói là cả làng chuột phải nghe theo cho dù là viển vông.
Những việc khó khăn, nguy hiểm thì đùn đẩy cho những “đầy tớ của làng” (anh Chù). Họ “kliông dược nói”, “không biết cãi ra sao”, “phải nhận”.
Mục đích chính của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đấy trong cuộc sống. Truyện Đeo nhạc cho mèo đưa ra bài học gì?
Bài học:
Truyện phê phán sâu cay những ý tưởng viển vông, không thực tế của những cuộc họp “việc làng” ở nông thôn Việt Nam thời phong kiến, qua đó vạch trần những kẻ đạo đức giả ham sống sợ chết, trút tất cả công việc nguy hiểm, khó khăn cho những người thấp cồ bé họng.
GHI NHỚ
+ Truyện Đeo nhạc cho mèo miêu tả sinh động, sâu sắc làng chuột và từng loại chuột (thông qua cuộc họp của hội đồng chuột và tên gọi, bộ dạng, hành dộng, ngôn ngữ, tinh cách của nhân vật). Truyện khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến diều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó. Truyện còn phê phán những ý tưởng viển vông, những kể ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người dưới quyền.
+ Thành ngữ: “Đeo nhạc cho mèo” (“Đeo chuông cho mèo”, “Đeo chuông cổ mèo”).
LUYỆN TẬP
Phân tích, đánh giá tính cách của chuột cống.
Ông cống được giới thiệu như một ông quan ăn trên ngồi trước béo tốt.
Ông là người đề xuất “sáng kiến” đeo nhạc cho mèo, ý kiến của ông được cả làng chuột tán thưởng.
Khi cả làng không ai dám làm cái việc đeo nhạc cho mèo thì ông Công tuy lòng nao nao nhưng ngoài mặt ông “bệ vệ kẻ cả” nói rằng: “Ông thuộc bậc ăn trên ngồi trô'c” cho nên không phải làm cái việc tầm thường đó. Cái việc này là để anh Chù... Ở đây ta thấy tính cách của chuột Công là huênh hoang, tự cho mình là kẻ to nhất làng, có quyền lực, nhưng thực ra hắn chỉ là kẻ ham sông sợ chết, chỉ bàn, chỉ đưa ra những ý tưởng viển vông mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người “thấp cổ bé họng”.