Soạn bài Động từ

  • Động từ trang 1
  • Động từ trang 2
  • Động từ trang 3
ĐỘNG TỪ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được đặc điểm của động từ và một số loại động từ.
Biết sử dụng và xác định được động từ trong khi nói và viết.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Động từ là những từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ hoạt động hay trạng thái nhất định của sự vật.
Thí dụ:
Các động từ đơn: chạy, nhảy, đi, về, ăn, uống, đánh, yêu,...
Các động từ ghép: ăn uống, biết an, dạy bảo, năng cao,...
Động từ có thể kết hợp với các phó từ bổ sung ý nghĩa về sự liên tục hay sự tiếp diễn: còn, vẫn, cứ,... Có thề’ kết hợp với các phó từ bổ sung ý nghĩa về thời gian: dã, đang, sẽ,... có thể kết hợp với những phó từ bổ sung ý nghĩa về phủ định: không, chưa, chẳng,..., kết hợp với các phó từ có tác dụng yêu cầu, sai khiến: đừng, chớ, hãy.
Động từ thường có chức năng làm vị ngữ trong câu (Gió Ể/iổỉ nhè nhẹ) và còn giữ chức năng chủ ngữ (.Sống là đấu tranh),...
TRẢ LỜI CÂU HỎI
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ
Tìm động từ trong những câu dưới đây.
đi, đến, ra, hỏi.
lấy, làm, lễ.
treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.
Y nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được ở trên có ý nghĩa khái quát chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Động từ có những đặc điểm gì khác với danh từ.
Danh từ
Không kết hợp với: đã, sẽ, dang, hãy, đừng, chớ,...
Thường làm chủ ngữ trong câu.
Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước
Động từ
Có khả năng kết hợp với: dã, sẽ, dang, hãy, đừng, chớ,...
Thường làm vị ngữ trong câu.
Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với: đã, sẽ, dang, hãy,...
GHI NHỚ
Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của một sự vật.
Động từ thường kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ,... để tạo thành cụm động từ.
Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ dộng từ mất khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, dang, hãy, đừng, chớ,...
B. CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ
Xếp các động từ sau vào bảng phân loại: buồn, chạy, cười, dám, đau, di, định, đọc, đừng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yên,...
BẢNG PHÂN LOẠI
ĐT đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau
ĐT không đòi phải có động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi làm gỉ
di, chạy, cười, đọc, ngồi, yêu, đứng.
Trả lời câu hỏi làm
sao? Thế nào?
dám, toan, đừng, định.
buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu.
Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên. Dộng từ đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau: có thể, nên, cần, phải,
chịu, dám.
Động từ không đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau: bắt, dắt, dẫn, còn, mất, nổi,...
GHI NHỚ
* Trong tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý.
- Động từ hình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
* Động từ chỉ hành động trạng thái gồm hai loại nhỏ.
Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi làm gì?)
Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào?)
LUYỆN TẬP
Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới. Cho biết các động từ ấy thuộc những loại nào?
Các động từ có trong truyện: may, đem, mặc, đứng, đi, khen, đứng, đến, tức, thấy, chạy, đến, hỏi, thấy, chạy, giơ, bảo, mặc, thấy, chạy. Tất cả các từ trên đều thuộc nhóm động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.
Đọc truyện vui sau và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
Sự đối lập về nghĩa giữa hai động từ dưa và cầm.
Qua sự đốì lập này ta thấy rõ sự tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu.
Chính tả (Nghe - Viết) Con hổ có nghĩa (Từ hổ đực mừng rỡ đến làm ra vẻ tiễn biệt).
Chú ý các chữ s / X và các vần ăn, ăng.