Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 - Văn kể chuyện (làm ở nhà)

  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn kể chuyện (làm ở nhà) trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn kể chuyện (làm ở nhà) trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn kể chuyện (làm ở nhà) trang 3
VIẾT BẰI TẬP LÀM VĂN số I
VÃN KỂ CHUYỆN	
Đề bài: “Kể lại một truyện dã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em” 1. Kể chuyện: Bánh chưng, bánh giầy
Hàng năm Tết đến, không khí trong gia đình tói dường như náo nhiệt hẳn lên. Người rửa lá dong, người xay đỗ, vo nếp để gói bánh. Ngồi bên ánh lửa bập bùng với tiếng nước sôi ì ục của nồi bánh chưng, ông tôi cất giọng trầm trầm hỏi chúng tôi: “Cháu nào biết truyện Bánh chưng, bánh giầy kể cho mọi người nghe nào?”. Tôi hăng hái lên tiếng: Để cháu kể, mọi người im lặng lắng nghe tôi kể chuyện.
Hồi ây, sau khi dẹp yên giặc ngoại xâm, đất nước thanh bình, ấm no, vua Hùng đã về già muôn truyền ngôi lại cho các con, nhưng khó một nỗi vua có tới hai mươi người con trai, nên không biết chọn ai cho xứng đáng. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói: “Nâm nay, nhân ngày lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám”
Các hoàng tử đều muốn được ngôi báu nên ra sức làm vừa lòng vua. Họ tranh nhau lên rừng, xuống biển đi tìm vật ngon của lạ để dâng vua. Riêng chỉ có Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, từ nhỏ sinh ra đã mất mẹ, lại không được vua cha yêu mến nên chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai, chàng không biết lấy gì để dâng vua.
Một đêm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo:
Trong trời đất này không có gì quý bằng hạt gạo, gạo đã nuôi sông con người và ăn không bao giờ chán, con hãy lấy gạo làm bánh mời Tiên vương.
Tỉnh dậy, chàng mừng lắm, bèn chọn loại gạo nếp thơm ngon, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong gói thành bánh hình vuông rồi bỏ vào nồi nấu cho thật nhừ. Để đổi khẩu vị, chàng đem thứ gạo nếp giã nhuyễn nặn thành hình tròn.
Đến ngày lễ Tiên vương, Lang Liêu mang hai thứ bánh đó dâng lên. Thấy lạ, vua bèn gọi chàng đến hỏi. Lang Liêu thật thà đem chuyện giấc mộng gặp thần kể cho vua nghe. Vua ngẫm nghĩ hồi lâu rồi quyết định dọn hai thứ bánh đó tế Trời, Đất cùng Tiên vương.
Lễ xong, vua mang bánh ra cùng ăn với mọi người. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua nói:
Lang Liêu quả là người con có hiếu, nó làm cái bánh hình tròn là muôn tượng trưng cho Trời, làm cái bánh hình vuông là tượng trưng của Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá dong và gạo nếp đều là sản phẩm của Trời Đất. Lá dong bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc nhau. Lễ vật mà Lang Liêu dâng quả hợp ý ta, ta sẽ đế Lang Liêu nôi ngôi, xin Tiên vương chứng giám.
Sau đó, nhà vua đặt tên cho hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giầy.
Từ đó trở đi, Tết nào nhân dân ta cũng làm bánh chưng, bánh giầy.
Câu chuyện tôi vừa kể xong, cũng là lúc mà chuông đồng hồ điểm mười hai tiếng, báo hiệu giờ giao thừa đã đến. Lúc này nồi bánh chưng của nhà tôi đã chín. Mẹ vớt bánh ra và chọn hai cái to đẹp nhất đặt lên bàn thờ tổ tiên. Mùi thơm của bánh lan tỏa khắp nhà, một mùi thơm đặc biệt của hương vị ngày Tết.
Kể chuyện: Tliánli Gióng
Ngày xửa, ngày xưa vào đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai vợ chồng ao ước có một đứa con đế an ủi lúc về già. Một hôm bà ra đồng nhìn thấy một vêt chân rất to, thấy lạ bà liền đặt chân mình vào vết chân đó xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ, sau đó bà có thai. Mãi đến mười hai tháng bà mới sinh được một cậu con trai mặt mũi khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng già mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ đã ba tuổi rồi mà chẳng biết nói biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm lược. Thế giặc rất mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Khi nghe tiếng loa. Đứa trẻ bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây để con thưa chuyện”. Khi sứ giả vào, cậu bé nói:
-Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp bằng sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả mừng lắm, vội vàng về tâu với vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm phải làm cho xong những vật mà cậu bé đã dặn.
Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé làng Gióng ngày càng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo vừa mặc xong đã chật. Thấy vậy, bà con làng xóm gom góp thóc gạo để nuôi cậu bé, vì ai cũng mong chú giết giặc cứu nước
Giặc đã kéo đến chân núi Trâu, chúng đi đến đâu gieo tang tóc đến đó khiến cho mọi người đều hoảng sợ. Ngay lúc đó, sứ giả đã đem ngựa sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vươn vai biến thành một tráng sĩ to lớn khác thường, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước đến vỗ vào mông ngựa, ngựa hí lên mấy tiếng vang dội khắp vùng, tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa đến nơi có giặc. Giặc bị phun lửa, bị roi sắt đập vào chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy, tráng sĩ bèn nhổ bụi tre bên đường quất túi bụi vào giặc. Đám giặc tan rã, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Đến đấy, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Để tưởng nhớ công ơn của cậu bé làng Gióng, vua cho lập đền thờ và phong là Phù Đồng Thiên Vương. Hàng năm, cứ đến tháng Tư làng mở hội. Người ta còn truyền với nhau rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì bị ngựa phun lửa nên ngả màu vàng, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp, khi ngựa phun lửa làm cháy mất một làng, người ta gọi đó là làng Cháy.