Soạn bài Luyện nói về văn miêu tả

  • Luyện nói về văn miêu tả trang 1
  • Luyện nói về văn miêu tả trang 2
  • Luyện nói về văn miêu tả trang 3
LưyỆN NÓI vế' VĂN MIÊU TẢ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được cách trình bày miệng một đoạn văn, một bài văn miêu tả.
Luyện tập kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
1. Đoạn văn trong SGK. Từ đoạn văn trên, em hãy tả bằng miệng quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng.
Đoạn văn tham khảo:
Hôm nay, sân trường có nhiều điều khác lạ, thông thường bắt đầu buổi học, tiếng ồn như vỡ chợ vang ra tận ngoài phô'. Nhưng sáng nay, mọi sự đều bình lặng y như một ngày chủ nhật. Trong lớp học, các bạn đã ngồi vào chỗ. Thầy Ha-men thì đi đi lại lại với cây thước kẹp dưới nách. Trang phục của thầy cũng rất lạ, có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp rất mịn, đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Lớp học hôm nay cũng rất đặc biệt, trên những hàng ghế bỏ trông dân làng ngồi lặng lẽ, cụ già Hô-de trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, mang theo quyển tập đánh vần cũ đã sờn mép để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang sách; bác phát thư và nhiều người khác nữa.
Điều đáng ngạc nhiên là thầy Ha-men không hề giận dữ với những học sinh đi học muộn, trái lại thầy dịu dàng ân cần nói với cả lớp.
Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con, từ ngày mai các con sẽ học tiếng Đức, thầy giáo mới sẽ đến, hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng, thầy mong các con hết sức chú ý.
Cả lớp dường như bàng hoàng, choáng váng với những điều mà thầy vừa nói. Rồi không ai bảo ai, cả lớp say sưa lắng nghe thầy giảng bài. Thầy nói:
Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới: phải giữ lấy nó bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chôn lao tù.
Thế rồi thời gian của buổi học cuối cùng này cũng dần dần trôi qua. Khi đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và khi tiếng khèn của bọn lính Phổ vang lên ngoài cửa sổ. Thầy Ha-men đứng trên bục giảng nghẹn ngào nói với cả lớp:
Hỡi các bạn, tôi... tôi...
Nhưng thầy không nói được hết câu, thầy bèn quay về phía bảng cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NAM”.
Rồi thầy đứng đó, dựa đầu vào tường ra hiệu “kết thúc rồi... đi đi thôi!”.
Tả thầy Ha-men
(Phần này các em xem trong phần hướng dẫn văn bản Buổi học cuối cùng).
Cho đề văn sau: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 em theo mẹ đến chúc tnừng thầy giáo củ của mẹ, nay đã nghỉ hưu. Em hãy tả lại hình ảnh thầy giáo trong giây phút xúc động gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách.
Bài văn:
Hôm nay là một ngày đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời của tôi, có lẽ chưa bao giờ tôi được chứng kiến một hình ảnh thật cảm động giữa mẹ tôi và thầy giáo cũ của mẹ như vậy.
Chả là hôm ấy là ngày 20 - 11 ngày Nhà giáo Việt Nam, sau khi đã đưa tôi đến nhà cô giáo chủ nhiệm của tôi, mẹ rủ tôi đến thăm thầy giáo của mẹ mới ở Hà Nội vào thăm con gái ở Thành phô" Hồ Chí Minh. Đứng trước căn hộ hai tầng lầu, mẹ tôi hồi hộp bấm chuông. Một lát sau cánh cửa hé mở, người giúp việc đưa chúng tôi vào nhà. Trên bộ ghế sa-lông, tôi thấy một cụ ông da dẻ hồng hào, khuôn mặt phúc hậu, mái tóc bạc phơ trong bộ quần áo pi-da-ma màu kem bằng lụa, trông cụ không khác gì một ông tiên trên trời hiện xuống. Mẹ tôi chạy lại ôm chầm lấy ông cụ, miệng lắp bắp: “Con chào thầy ạ! Thầy có còn nhận ra con không?”. Sau một phút giây ngập ngừng, ông cụ bỗng reo lên: “Vân Anh! Phải không con!”. Lúc này, mẹ tôi dường như không kìm nổi được tình cảm của mình bỗng oà lên khóc: “Ôi! Đã hơn bôn mươi năm mà thầy vẫn còn nhận ra con”. Mặc dù cố kìm nén tình cảm của mình nhưng tôi vẫn thấy hai vai rung lên, hai hàng nước mắt lã chã rơi trên khuôn mặt nhân hậu của cụ.
Sau những giây phút cảm động giữa mẹ và thầy giáo, mẹ mới dẫn tôi đến giới thiệu với thầy. Thầy xoa nhẹ lên đầu tôi và nói: “Cháu xinh đẹp và giống mẹ cháu lúc nhỏ quá”. Thế rồi mẹ với thầy hàn huyên với nhau hết chuyện này đến chuyện khác tưởng như không thể dứt được.
Mẹ kể cho thầy nghe những tháng ngày qua của mẹ. Từ chuyên học hành, chuyên lấy chồng, sinh con, dạy con đến chuyện các bạn bè trong lớp bây giờ mỗi người mỗi nơi... Thầy cũng kể cho mẹ nghe về những năm còn giảng dạy, rồi nghĩ hưu, chuyện con, chuyên cháu... Tôi nghe không hiểu lắm. Nhưng cảm thấy câu chuyện của hai người như có một sức thu hút mãnh liệt đối với tôi và dường như tòi cũng bị cuốn hút vào câu chuyện của mẹ và thầy. Chỉ mãi đến lúc chuông đồng hồ điểm mười hai tiếng báo hiệu giữa trưa, mẹ mới giật mình và xin phép thầy ra về.