Soạn bài Lượm

  • Lượm trang 1
  • Lượm trang 2
  • Lượm trang 3
  • Lượm trang 4
LƯỢM
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật.
Nắm được thế thơ 4 chữ nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Bài thơ làm theo thể bốn chữ, một thể thơ dân gian thường được dùng trong những bài vè kế chuyện. Bài thơ nói về một chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, đã dũng cảm hi sinh trong khi đang làm nhiệm vụ.
Bài thơ được kết hợp bởi các yếu tố: kể chuyện với miêu tả và biểu hiện cảm xúc. Nhân vật Lượm trong bài thơ được hiện ra qua cái nhìn, sự miêu tả và cảm xúc của người kể chuyên (tác giả). Bài thơ sử dụng nhiều câu cảm thán và câu hỏi tu từ.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Bài thơ kế và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kề ấy, em hãy tìm bô' cục bài thơ.
Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc: hình dáng, tính cách, hoạt động cũng như công việc của chú bé. Những sự việc này vừa được bộc lộ qua sự hồi tưởng, tưởng tượng và bộc lộ cảm xúc của tác giả.
Bài thơ này chia ra làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến “cháu đi xa dần”. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với tác giả.
+ Đoạn 2: từ “Cháu di dường cháu” đến “Hồn bay giữa dồng”. Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh dũng cảm của Lượm.
+ Đoạn 3: từ “Lượm ơi còn không” đến hết: Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi.
Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể. Sự miêu tả đã làm nổi bật những nét đáng yêu, đáng mến.
+ Hình ảnh Lượm từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm:
Dáng điệu: l lắt choắt, chân thoăn thoắt, cái đầu nghểnh nghênh. Lượm bé nhỏ nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch.
Trang phục: Cái xắc xinh xinh; ca lô đội lệch, trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc quân thời kháng chiến chống Pháp.
Cử chỉ: nhanh nhẹn {như con chim chích) hồn nhiên, yêu đời {mồm huýt sáo vang, cháu cười híp mí).
Lời nói: tự nhiên, chân thật {Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ớ đồn Mang Cá/ Thích hem ở nhà).
Miêu tả về Lượm nhằm giới thiệu em là một chú bé liên lạc hồn nhiên, nhí nhảnh, vui tươi và say mê công tác kháng chiến.
+ Trong đoạn thơ trên tác giả sử dụng nhiều từ láy: loát choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, xinh xinh. Các từ láy này góp phần vào việc thể hiện hình ảnh của Lượm.
Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm ở đoạn thơ này gợi cho em cảm xúc gì?
Nhà thơ đã miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm:
+ Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên:
Ra thế Lượm cá...
Câu thơ bị ngắt đôi thành hai dòng diễn tả sự đau đớn tột bậc của tác giả. Sự đau đớn này như một tiếng nấc nghẹn ngào của tác giả.
Tiếp đến tác giả tả về sự dũng cảm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ không sợ nguy hiểm của Lượm.
Vượt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề “thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo.
Nhưng rồi
Bỗng loè chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi!
Tác giả kể và hình dung lại sự việc và một lần nữa tác giả lại phải chứng kiến giây phút đau lòng: Chú bé liên lạc hi sinh giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đầy hi vọng. Cái chết của Lượm cao cả thiêng liêng, cái chết của em đã hóa thân vào với thiên nhiên đất nước. Hình ảnh hi sinh của Lượm nằm giữa cánh đồng quê hương với hương thơm của lúa thật vĩ đại nhưng cũng thật thanh khiết.
+ ơ đoạn này tác giả tả sự hi sinh của Lượm với những xúc động đau xót, tiếc thương và trân trọng. Những câu thơ và đoạn thơ thể hiện những tâm trạng đó của tác giả.
Ra thế Lượm ơi!
Tách ra thành hai dòng tạo sự đột ngột và một khoảng lặng giữa dòng thơ -> nghẹn ngào, sững sờ.
Hoặc:
Lượm ơi, còn không?
Tạo thành khố thơ riêng.
Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi đó?
- Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều đại từ xưng hô khác nhau: chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ. Sự thay đổi trong cách gọi thể hiện những sắc thái tình cảm và quan hệ của tác giả đốì với Lượm.
+ “chú bé” thể hiện sự thân mật giữa một người lớn tuổi với một bé trai nhỏ.
+ “cháu” thể hiện mô'i quan hệ gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với em nhỏ.
+ “chú đồng chí nhỏ” cách gọi thân thiết, trìu mến nhưng trang trọng đôi với người chiến sĩ nhỏ tuổi.
+ “Lượm” thể hiện cảm xúc của tác giả khi mà tình cảm và sự thương tiếc lên đến tột bậc.
“Lượm ơi, còn không?” câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm? Vì sao nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu?
Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” là một câu hỏi vừa thể hiện sự đau xót, thương tiếc vừa thể hiện sự ngỡ ngàng như không muôn tin rằng Lượm không còn nữa.
Hai khổ thơ CUÔÌ lại tái hiện hình ảnh của Lượm vui tươi, nhí nhảnh, hồn nhiên như đã trả lời cho câu hỏi ở trên: Lượm vẫn còn sông mãi trong lòng nhà thơ, trong lòng quê hương đất nước”.
GHI NHỚ: Các em đọc SGK.
Học thuộc lòng bài thơ từ “Một hôm nào đó” đến hết.
Viết một đoạn văn ngắn khoảng mười dòng tả chuyến đi liên lạc cuôì cùng và sự hi sinh của Lượm.
Đoạn văn:
Hôm nay cũng giông như mọi ngày, Lượm vẫn mang bên mình mang cái xắc xinh xinh, chiếc calô vẫn đội lệch trên đầu, vui vẻ đi làm nhiệm vụ.
Sau khi đã cẩn thận bỏ thư “Thượng khẩn” vào túi, chú vội lao đi. Nơi mà chú phải đến là mặt trận, ở đó đang diễn ra một cuộc chiến đấu ác liệt giữa bộ đội ta và quân Pháp. Con đường chú đi là những cánh đồng quê vắng vẻ hai bên đồng lúa đang trổ đòng.
Trong lúc chú đang vui vẻ, hớn hở đi làm nhiệm vụ thì bỗng một loạt đạn chớp đỏ đã cướp đi sinh mạng bé nhỏ của chú. Lượm hi sinh như một thiên thần bé nhỏ nằm yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương thơm ngào ngạt thanh khiết của lúa non bao phủ.