Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh (truyền thuyết)

  • Sơn Tinh, Thủy Tinh (truyền thuyết) trang 1
  • Sơn Tinh, Thủy Tinh (truyền thuyết) trang 2
SƠN TINH, THỬy TINH
(Truyền thuyết)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số nghệ thuật tiêu biểu của truyện.
Kể lại được câu chuyên.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lụt lội ở vùng châu thổ Bắc bộ thuở các vua Hùng dựng nước và giữ nước, đồng thời thể hiện khát vọng của người Việt xưa trong việc giải thích và chế ngự thiên tai lụt lội, bảo vệ cuộc sông.
Sơn Tinh, Thủy Tinh là những nhân vật không có thật mà là nhân vật tưởng tượng thần kì. Tuy nhiên những hình tượng nhân vật này có ý nghĩa thực và khái quát được hiện tượng lũ lụt, sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên nhiên của người xưa.
Phân đoạn: Chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “mỗi thứ một đôi”'. Vua Hùng thứ mười tám kén rể.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “Thần nước đành rút quân"'. Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao đấu của hai vị thần.
+ Đoạn 3: Phần còn lại: Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh và sự chiến thắng của Sơn Tinh.
Truyện San Tinh, Thủy Tinh gắn với thời đại các Vua Hùng, gắn với việc trị thủy trong buổi đầu dựng nước và giữ nước đầu tiên của người Việt cổ.
Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó.
a. Nhân vật chính trong truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Những chi tiết tưởng tượng, lù ảo về nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh.
+ Nhân vật Sơn Tinh: "Vầy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi dồi", "Thần dùng phép lạ bôc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lữ..."
+ Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mứa, mưa về", "gọi gió làm thành dông bão rụng chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn".
Tộm lại, cả hai vị thần đều có tài cao phép lạ. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo về nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh và cuộc giao chiến của họ thể hiện trí tưởng tượng sâu sắc của người Việt nổ.
Ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh:
Thủy Tinh là đại diện cho sức phá hoại của thiên nhiên (mưa to, bão lụt) là kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh.
Sơn Tinh là lực lượng của cư dân Việt cổ đắp đê chống lụt và ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa.
Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc bộ.
Thể hiện sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên nhiên của người Việt cổ.
Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng (Thần Tản Viên trở thành con rể của vua Hùng).
Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng và khái quát cao.
LUYỆN TẬP
Hãy kể diễn cảm truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Học sinh tự kể: chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật, nhấn mạnh vào tài năng và phép thuật của hai vị thần.
Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng...
Hiện nay Đảng và Nhà nước chủ trương củng cố đê điều, trồng rừng và nghiêm cấm nạn phá rừng là để bảo vệ đời sông của nhân dân, tránh hiện tượng lũ lụt đồng thời việc trồng rừng là để bảo vệ môi trường sinh thái.
Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại vua Hùng mà em biết: Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh...
GHI NHỚ
Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng, kì ảo, giải thích hiện tượng lủ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.