Soạn bài Ẩn dụ

  • Ẩn dụ trang 1
  • Ẩn dụ trang 2
  • Ẩn dụ trang 3
  • Ẩn dụ trang 4
ẨN DỢ
Mực TIÊU BÀI HỌC
Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
Bước đầu có kỹ năng tự tạo ra ẩn dụ.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Ản dụ là sự định dạng thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giông nhau (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) B có tên gọi được chuyển sang dùng cho A.
Ví dụ:	Thuyền về có nhớ hến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Thuyền: chỉ người đi xa
Bến: chỉ người ở lại.
An dụ định danh là một thủ pháp có tính chất thuần tuý kĩ thuật dùng để cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ.
Ví dụ: đầu làng, chăn trời, tay ghế, cổ lọ... là những ẩn dụ từ vựng xuất hiện do kết quả của việc thay thế một tên gọi này bằng một tên gọi khác có hình thức đồng âm.
Ân dụ nhận thức nảy sinh do kết quả của việc làm biến chuyển khả năng kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ cụ thể đến trừu tượng.
Ví dụ: những tính từ như: giá lạnh, mơn mởn, hiền hoà... vốn có những ý nghĩa cụ thể và thường có khả năng kết hợp với những danh từ như: băng tuyết, cây lá, con người... (băng tuyết giá lạnh, cây lá mơn mởn, con người hiền hoà...) nay được ẩn dụ hoá được dùng với ý nghĩa trừu tượng và có khả năng kết hợp cả với những từ như: tâm hồn, tuổi xuân, dòng sông... (tâm hồn giá lạnh, tuổi xuân mơn mởn, dòng sông hiền hoà).
Ẩn dụ hình tượng là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa.
Ví dụ:	Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa.
(Truyện Kiều)
ở đây hoa để ví người phụ nữ đẹp. Nhưng có khi lại được dùng để ví người có phẩm chất cao đẹp đối lập với cỏ hạng thấp hèn trong cuộc đời éo le, đầy ngịch cảnh.
Phượng những tiếc cao, diều hay liệng Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi.
(Nguyễn Trãi)
An dụ hình tượng là phương thức bình giá riêng của nhà văn. Bằng những sắc thái ý nghĩa, bằng ý nghĩa hình tượng tìm kiếm được, ẩn dụ hình tượng tác động vào trực giác của người nhận thức và để lại khả năng cảm thụ sáng tạo.
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
ẨN DỤ LÀ GÌ?
1. Trong câu thơ dưới đây, cụm từ Người cha được dùng để chỉ ai?
Người cha mái tóc hạc Đốt lửa cho anh nằm.
Cụm từ Người cha được dùng để chỉ Bác Hồ.
Vì ở đây Bác Hồ với Người cha có những phẩm chất giông nhau (tuổi tác, tấm lòng yêu thương, sự chăm sóc tận tình, chu đáo đốì với con...)
Cách nói này có gì giông và khác, so sánh.
• Giống: Dựa trên những điểm tương đồng: tuổi tác, tình yêu thương, sự
chăm sóc.
• Khác:
An dụ là lối so sánh ngầm, người đọc phải tìm ra vế được so sánh.
So sánh: Đem hai sự vật so sánh với nhau và giữa chúng phải có điểm tương đồng.
GHI NHỚ
An dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hỉnh, gợi cảm cho lời văn.
II. CÁC KIỂU ẨN DỤ
1. Các từ in đậm dưới đây dùng đế chỉ ai hoặc chỉ hành động của ai? cách dùng như vậy có gì khác cách dùng thông thường của những từ này?
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
chỉ tình yêu chung thủy
Thuyền: chỉ người đi xa Bến: chỉ người ở lại
Thuyền, bến chính là ẩn dụ hình tượng, cách dùng các ẩn dụ này khác so với ý nghĩa thông thường của từ.
Cách dùng từ trong cụm từ in đậm dưới đây có gì đặc biệt so với cách nói gọi thông thường.
Các từ ở đây được dùng rất đặc biệt.
Giòn tan: thường dùng để nêu đặc điểm của bánh. Đây là sự cảm nhận của vị giác.
Nắng không thể dùng vị giác để cảm nhận.
Sử dụng từ giòn tan để nói về nắng là có sự chuyển đổi cảm giác.
GHI NHỚ:
Có hai kiểu ẩn dụ thường gặp là: ẩn dụ hình tượng và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
B. LUYỆN TẬP
So sánh đặc điểm và tác dụng của 3 cách diễn đạt sau:
Cách 1: Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Cách diễn đạt này là cách diễn đạt bình thường, không mang sắc thái ý nghĩa, không tác động vào trực giác.
Cách 2: Bác Hồ như người cha Đốt lửa cho anh nằm
Ớ các diễn đạt này có sử dụng so sánh (Bác Hồ như người cha) để thấy được sự gần gũi và tấm lòng mênh mông của bác.
Cách 3: Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm.
ơ cách này tác giả sử dụng ẩn dụ (người cha) làm cho cách diễn đạt có tính hình tượng và tính hàm súc cao.
Tìm các ẩn dụ hình tượng trong những câu tục ngữ và câu thơ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hành động được so sánh ngầm với nhau.
Các ẩn dụ trong câu tục ngữ và câu thơ:
ăn quả, kể trồng cây
mực, đen; đèn, sáng
thuyền, bến
Mặt trời (trong câu: Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ).
Trong câu tục ngữ: Án quả nhớ kẻ trồng cây - ăn quả có nét tương đồng về cách thức với “sự hưởng thụ thành quả lao động; còn kể trồng cây có nét tương đồng về phẩm chất với “người lao động”, người tạo ra quả. Câu tục ngữ này khuyên mọi người khi được hưởng thụ thành quả phải nhớ ơn người lao động đã vất vả mới tạo ra được thành quả đó.
Trong câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thỉ sáng — mực, đen có nét tương đồng về phẩm chất với “cái xấu”; đèn, sáng có nét tương đồng về phẩm chất với “cái tốt, cái hay...”.
Tliuyền chỉ “người đi xa”, bến chỉ “người ở lại”. Đây là những ẩn dụ chỉ phẩm chất.
Mặt Trời được dùng để chỉ Bác Hồ vì có nét tương đồng về phẩm chất.
Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nêu lên tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.
Các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
chảy
chảy
mỏng
ướt
Chính tả (nghe - viết) Buổi học cuối cùng (Từ “Tuy nhiên thầy vẫn đủ can đảm” đến “lớn lao đến thế”).