Soạn bài Hoán dụ

  • Hoán dụ trang 1
  • Hoán dụ trang 2
  • Hoán dụ trang 3
HOÀN Dự
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Hoán dụ: là hiện tượng chuyển hoá về tên gọi, lấy tên của đối tượng, khái niệm này để gọi đối tượng, khái niệm khác dựa trên sự liên tưởng tiếp cận.
Có hai loại hoán dụ:
+ Hoán dụ từ vựng là trường hợp đơn giản nhất của hoán dụ trong đó tên gọi của một khách thể, thường là tên riêng, được chuyển sang chỉ một khách thế khác.
Ví dụ: hai khẩu Mô-de (hai khẩu súng lục kiểu Mô-de) loại hoán dụ này không có ý nghĩa tu từ.
+ Hoán dụ tu từ là hoán dụ thực hiện hoá mối quan hệ mới mẻ bất ngờ giữa hai khách thể.
Ví dụ: Đảng đã cho ta sáng mắt, sáng lòng... (sáng mắt: có nghĩa là nhận thức mới thêm, đúng đắn hơn lên; sáng lòng: có nghĩa là tình cảm tót đẹp cao quý) hoán dụ tu từ thường được cấu tạo dựa vào những mốì quan hệ lô-gíc khách quan như sau:
Liên hệ giữa bộ phận và toàn thể.
Ví dụ:	Đầu xanh có tội tình gì?
Má hồng đến quá nửa thỉ chưa thôi.
(Truyện Kiều)
Đầu xanh (bộ phận cơ thể) biểu thị con người ở độ tuổi trẻ trung mới bước vào đời (toàn thể) Má hồng (bộ phận cơ thể) biểu thị người đàn bà sông kiếp lầu xanh (toàn thể).
Liên hệ giữa chủ thể (người) và vật sở thuộc (y phục, đồ dùng).
Ví dụ:	Ao chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
Liên hệ giữa vật chứa đựng và vật được chứa đựng.
Ví dụ:	Vì sao Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh.
(Tố Hữu)
Trái đất (vật chứa đựng) biểu thị đông đảo nhân dân (vật được chứa đựng.
Liên hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ Bắp chân đầu gối vẫn săn gân.
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân (cụ thể) biểu thị tinh thần kháng chiến dẻo dai (trừu tượng).
Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức và biểu cảm - cảm xúc. Nó khắc sâu đặc điểm tiêu biểu cho đối tượng được miêu tả. Nó được dùng rộng rãi trong lời nói nghệ thuật và trong nhiều phong cách.
An dụ vằ hoán dụ đều là những phương thức phổ quát trong việc hiểu lại ý nghĩa của các từ, cũng như trong việc chuyển tên gọi từ một biểu vật này sang một biểu vật khác. Song trong ẩn dụ việc chuyển tên gọi được thực hiện trên cở sở sự giống nhau (hiện thực hoặc tưởng tượng) của hai khách thể {cliân người - chân bàn; con cáo - người độc ác nham hiểm}, còn hoán dụ được thực hiện trên cơ sở sự gần giống nhau của hai khách thể (ấm nước sôi, có nghĩa là nước trong ấm sôi).
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
HOÁN DỤ LÀ GÌ?
1. + 2. Các từ in đậm trong khổ thơ sau chỉ ai? Và nó có mối quan hệ như thế nào?
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành dứng lên.
(Tố Hữu)
Áo nâu, áo xanh: dùng để chỉ người nông dân và người công nhân (cách nói như vậy là dựa vào tính chất, đặc điểm của những sự vật có cùng tính chất, đặc điểm - người nông dân thường mặc áo nâu, còn người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc).
Nông thôn, thị thành: dùng để chỉ những người sống ở nông thôn và những người sông ở thành thị. Cách gọi như vậy dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thị thành) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị).
Tác dụng của cách diễn đạt này?
Tác dụng của cách diễn đạt này nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn và nêu bật được đặc điểm của những người, sự vật được nói đến. GHI NHỚ: Đọc SGK.
CÁC KIỂU HOÁN DỤ
1. 2. Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây và quan hệ của chúng.
Câu a:	Bàn tay ta làm nền tất cả
Có sức người sỏi đá cùng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
Bàn tay: một bộ phận của cơ thể con người dùng để thay cho “người lao động” nói chung (quan hệ giữa bộ phận - toàn thể).
Câu b: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Một, ba: (sô' lượng xác định) biểu thị nhiều cây (sô' lượng không xác định) - quan hệ cụ thể - trừu tượng.
• Câu c: Ngày Huế dổ máu Cliú về Hà Nội Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè.
Đổ máu: dấu hiệu dùng thay cho “sự hi sinh mất mát” nói chung - quan hệ dấu hiệu của sự vật - sự vật.
Liệt kê một sô' kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.
Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:
-Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
-Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Lấy cái cụ thể dể gọi cái trừu tượng.
B. LUYỆN TẬP
1. Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?
Câu a: Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng (xóm làng - người nông dân).
Câu b: Quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng (.mười năm - thời gian trước mắt; trăm năm - thời gian lâu dài).
Câu c: Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật (áo chàm - người Việt Bắc). Câu d: Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng (Trái Đất -
nhân loại).
2. Hoán dụ có gì giông và khác ấn dụ? Cho ví dụ.
ẨN DỤ
HOÁN DỤ
Giống
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác.
Khác
Dựa vào quan hệ tương đồng Cụ thể là:
Hình thức
Cách thức thực hiện
Phẩm chất
Cảm giác
Dựa vào quan hệ tương cận
Cụ thể là:
Bộ phận - toàn thể
Vật chứa đựng - Vật bị chứa đựng
Dấu hiệu của sự vật - sự vật
Cụ thể - trừu tượng
Viết chính tả (nhớ - viết) Đêm nay Bác không ngủ (Từ Lần thứ ba thức dậy đến Anh thức luôn cùng Bác).