Soạn bài Sông nước Cà Mau

  • Sông nước Cà Mau trang 1
  • Sông nước Cà Mau trang 2
  • Sông nước Cà Mau trang 3
  • Sông nước Cà Mau trang 4
  • Sông nước Cà Mau trang 5
SÔNG NƯỚC CÀ MAƯ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau.
Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước của tác giả.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Đất rừng Phương Nam là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học thiếu nhi nước ta. Từ khi ra đời (1957) đến nay nó đã có sức hấp dẫn kì lạ với nhiều bạn đọc nhỏ tuổi.
Thông qua một cốt truyện về chiến tranh du kích trên một vùng rộng lớn của miền Tây Nam bộ, tập sách đã giới thiệu nhiều hình ảnh đẹp về những người giàu nghĩa khí, trọng lẽ công bằng, yêu nước thiết tha. Tập sách cũng giới thiệu với bạn đọc nhỏ tuổi về phong cảnh tươi đẹp và thiên nhiên đa dạng, về phong tục tập quán và nhiều nghề sinh sông đặc biệt của một sô' địa phương Nam bộ.
Sông nước Cà Mau là một đoạn trích từ chương XVIII trong truyện Đất rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Đoạn văn miêu tả cảnh quan của một vùng sông nước Cà Mau rộng lớn và nguyên sơ, đầy sức sông. Cách miêu tả của tác giả đi từ những ấn tượng chung, khái quát về một vùng thiên nhiên sông nước đến những cănh cụ thể của dòng sông Năm Căn; Từ cảnh thiên nhiên đến hoạt động của con người cùng với hình ảnh cuộc kháng chiến ở vùng đất cực nam của Tổ quốc.
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Bài văn miêu tả cảnh gì ? Theo trình tự như thế nào ? Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bô' cục của bài văn.
Em hãy hình dung vị trí quan sát và miêu tả của người trần thuật. VỊ trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả.
Bài văn miêu tả cảnh quan của vùng sông nước Cà Mau miền cực nam của Tổ quốc.
Trình tự miêu tả trong bài văn : Cách miêu tả của tác giả là đi từ những ấn tượng chung, khái quát về thiên nhiên rồi tập trung vào miêu tả các rạch, các kênh, sông ngòi với đặc điểm của nó và vẻ đẹp của cảnh vật hai bên bờ, cuối cùng là cảnh chợ ồn ào, đông vui, tấp nập (cảnh chợ Năm Căn) họp ngay trên sông nước với màu sắc độc đáo của nó.
Dựa vào trình tự miêu tả, ta có thể chia ra làm ba đoạn :
Đoạn 1 : từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn điệu. Những ấn tượng chung ban đầu về vùng sông nước Cà Mau.
Đoạn 2 : tiếp theo đến kliói sóng ban mai giới thiệu về các vùng kênh rạch, đặc biệt là con sông Năm Căn rộng lớn.
Đoạn 3 : còn lại, tả cảnh chợ Năm Căn ồn ào, đông vui, tấp nập với nhiều màu sắc độc đáo.
Tác giả xưng “tôi” (bé An) để kể chuyện. Vị trí quan sát của tác giả trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch của vùng Cà Mau rồi đổ ra sông Năm Căn rộng lớn và dừng lại ở chợ Năm Căn.
Vị trí quan sát này tạo cho tác giả có thể tả một vùng sông nước rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí : Đầu tiên là tả các kênh rạch với những đặc điểm tiêu biểu của nó. Rồi lần lượt tả về con sông Năm Căn với sự rộng lớn và hùng vĩ với vẻ đẹp của cảnh vật hai bên bờ sông rồi dừng lại ở cảnh chợ ồn ào đông vui, náo nhiệt.
Trong đoạn văn (từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn diệu) tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước Cà Mau. Ân tượng ấy như thế nào và cảm nhận qua những giác quan nào ?
Ân tượng nổi bật ban đầu về vùng sông nước Cà Mau đó là cả một không gian rộng lớn, mênh mông, chi chít những kênh và rạch trong màu xanh của trời, của nước, của rừng cây. Hình ảnh ấy được thể hiện qua đoạn văn : “Càng đổ dồn về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình củng thỉ toàn một sắc xanh của cây lá”.
Để cảm nhận được những ấn tượng về vùng sông nước Cà Mau, tác giả đã tập trung vào miêu tả khung cảnh thiên nhiên qua sự cảm nhận của thị giác và thính giác (cảm giác về màu xanh bao trùm và tiếng rì rào của rừng cây, của gió và của sóng...).
Ớ đây tác giả sử dụng hàng loạt những biện pháp nghệ thuật : tả xen lẫn với kể, lối liệt kê sự việc, dùng điệp từ và đặc biệt là những tính từ chỉ màu sắc xen với trạng thái cảm giác.
Qua đoạn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy ? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau ?
Ân tượng ban đầu của tác giả về đất mũi Cà Mau là một vùng sông nước rộng lớn với các kênh rạch chằng chịt, với một màu xanh bạt ngàn của rừng cây, của sông nước. Việc đặt tên cho các dòng sông và những con kênh rạch là một hiện tượng tự nhiên, nó mang màu sắc của một vùng hoang dã gần với thiên nhiên và cuộc sông của con người nên nó giản dị, chất phác. Chẳng hạn như gọi “rạch Mái Giầm vỉ hai bên bờ rạch toàn những cây mái giầm ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập cơ man nào là bọ mắt ; gọi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên tập trung toàn là những con ba khía...”.
Như vậy việc đặt tên cho các địa danh là dựa vào đặc điểm của các vùng đất mà gọi thành tên.
Em hãy đọc kĩ đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua” đến “sương mù và khói sóng ban mai” và-trả lời các câu hỏi sau :
a. Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước :
Con sông rộng hơn ngàn thước.
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Ớ đây tác giả đã dùng những động từ và cụm động từ : thoát qua, đổ ra, xuôi về, ta không thể thay đổi các động từ và cụm động từ ấy được, vì thế sẽ làm giảm giá trị nội dung, đặc biệt làm mất đi hoạt động của con thuyền trong khung cảnh ấy. Thoát qua tức là nói con thuyền đã vượt qua chỗ khó khăn nguy hiểm, đổ là diễn tả con thuyền đi từ những con kênh nhỏ ra dòng sông lớn, xuôi diễn tả sự nhẹ nhàng của con thuyền trôi theo dòng nước.
Những từ tả màu sắc của rừng : Đó là màu xanh bất tận với các sắc độ khác nhau : màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... Những sắc thái của màu xanh này diễn tả sự bạt ngàn rộng lớn của các lớp cây đước từ non cho đến già nối tiếp nhau, chen chúc nhau...
Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc ?
Sự tấp nập, đông vui, trù phú của chợ Năm Căn được thể hiện qua một khung cảnh rộng lớn lúc nào cũng ồn ào, đông vui, tấp nập; những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, thuyền buôn dập dềnh trên sóng. Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những lò than, hầm gỗ sản xuất loại than củi nổi tiếng. Những ngôi nhà ban đém có ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi...
Sự độc đáo của chợ Năm Căn :
+ Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè và khu phô' nổi, các con thuyền len lỏi mọi nơi có thể mua mọi thứ mà không phải bước ra thuyền.
+ Có nhiều món ăn mang kiểu địa phương.
+ Có nhiều dân tộc với những nét riêng về màu sắc, trang phục đã tô điểm cho Năm Căn một màu sắc độc đáo.
Cách miêu tả của tác giả : từ xa cho đến gần, từ khái quát đến cụ thể để làm nổi bật sự độc đáo cùng với sự náo nhiệt, trù phú của khu chợ Năm Căn.
Qua bài văn này, em cảm nhận được những gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc.
Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên của một vùng sông nước Cà Mau. Cảnh ở đây rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ với rừng đước bạt ngàn một màu xanh bất tận, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, với sự độc đáo tấp nập phong phú của chợ Năm Căn.
Nghệ thuật miêu tả của tác giả vừa bao quát, vừa cụ thể giúp cho người đọc có thể hình dung ra mảnh đất trù phú, vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sông của người dân ở tận cùng phía Nam của Tổ quốc.
GHI NHỚ
Cảnh thiên nhiên sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.
Bức tranh thiên nhiên sông nước và cuộc sống ở vùng Cù Mau hiện lên vừa chi tiêt, cụ thể, vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết trong phú của tác giả.
B. LUYỆN TẬP
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học.
Đoạn văn tham khảo:
Sông nước Cà Mau là một đoạn trích trong tác phẩm Đất rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi.
Ngay từ đầu đoạn trích, em đã bị thu hút bởi một cảnh quan thiên nhiên của vùng sông nước Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía Nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ : những sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời, nước, của rừng cây và tiếng rì rào bất tận của sóng và gió.
Tại đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên: “Rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm. Kênh Bọ Mắt vì ở dó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt...”.
Cách gọi tên quả thật giản dị chất phác bởi con người ở đây sổng rất gần với thiên nhiên.
Cà Mau hấp dẫn không chỉ về một vùng không gian rộng lớn mênh mông của cảnh thiên nhiên sông nước. Đến với Cà Mau là đến với chợ Năm Căn trù phú ồn ào, đông vui, tấp nập và sự độc đáo của nó. Chợ họp ngay trên sông nước với đủ loại hàng hóa, với những nhà bè như những phô" nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Cũng tại chợ này chúng ta sẽ bắt gặp những người bán hàng thuộc nhiều dân tộc khác nhau : người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
Gấp sách lại, em nghĩ về nhà văn Đoàn Giỏi. Xin cảm ơn ông đã viết cho chúng em những trang thật kì thú về vùng đất mũi Cà Mau, mảnh đất phía Nam của Tố quốc.
Hãy kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.
Tuỳ theo nơi em ở mà giới thiệu về con sông em biết.
Ví dụ : Ở Hà Nội có sông Hồng
Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Sông chảy giữa những bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ màu gạch non của đất phù sa. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc bộ. Con sông này đã gắn liền với tuổi thơ ấu của chúng em. Con sông đã trở nên thân thiết vô cùng.
- Bài tham khảo hai
Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông, tỉnh Vân Nam, lấy tên là Li Tiên mà đi qua một vùng núi ác, rồi đến gần nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành mãi lên và đến gần ngã ba Trung Hà thì chan hòa vào dòng sông Hồng.
... Bờ sông Đà, bãi sông Đà chuồn chuồn, bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng ròn tan sau kì mưa dầm, vui như nôi lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra sông Đà, đúng thế nó đằm đằm âm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh, lắm chứng, chóc dịu dàng đấy, rồi chóc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy...
(Nguyễn Tuân)