Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự

  • Ngôi kể trong văn tự sự trang 1
  • Ngôi kể trong văn tự sự trang 2
  • Ngôi kể trong văn tự sự trang 3
NGÔI KÊ VÀ LỎI KẾ TRONG VẨN Tự sự
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).
Biết lựa chọn và thay đổi ngôi thích hợp.
Phân biệt được sự khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
* Ngôi kể:
Khi kể chuyện bắt buộc phải xác định mốĩ quan hệ giữa người kể với sự việc được kể, chỗ đứng để quan sát và gọi tên sự vật, nhân vật và miêu tả chúng. Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
Kể theo ngôi thứ nhất là vị trí của người kể cho phép kể những gì mình biết, mình thấy, mình chịu trách nhiệm một cách công khai. Do đó kể theo ngôi thứ nhát có mặt hạn chế trong tầm nhìn và hiểu biết của một người. Nhưng bù lại, do kể những điều mình biết, thây và cảm cho nên lời kể thân mật, gần gũi, mang màu sắc cảm xúc cá nhân.
Kể theo ngôi thứ ba là người kể giấu mình, không xưng “tôi” nhưng kín đáo gọi sự vật theo ngôi thứ ba: nó, chúng nó, tên gọi sự vật, nhân vật theo nhận xét của mình, và kể sao cho sự việc tự nó diễn ra.
Việc sử dụng ngôi kể nào phụ thuộc vào đặc điểm của tư duy nghệ thuật và dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ ba: Dấu hiệu: người kể giấu mình, không biết ai kề.
Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ nhất: người kể hiện diện và xưng là tôi.
Người xưng tôi trong đoạn hai là nhân vật Dế mèn không phải là tác giả (Tô Hoài).
Trong hai ngôi kế’ trên, ngôi thứ ba cho phép người kể chuyện được tự do hơn. Ngôi kế thứ nhất “tôi” chỉ kề được những gì “tôi” biết, thấy mà thôi.
Nếu thay đổi ngôi kể trong đoạn hai thành ngôi kể thứ ba thay tôi bằng Dế mèn đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình.
Không thế thay đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi, vì khó tìm một người có thể có mặt ở khắp nơi.
GHI NHỚ
+ Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
+ Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình di, tức lù kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
+ Khi tự xưng là “tôi” kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì minh nghe, minh thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
+ Dể kể cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
+ Người kể xưng “tôi” trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả.
LUYỆN TẬP
1. Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn.
Đoạn văn: Thay tôi thành Dế mèn
Ngày nào cũng vậy, suốt buổi Dế mèn chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất đế khoét một cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng nhà dế, Dế mèn đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp nguy hiểm, có thề thoát thân ra lối khác được.
(Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kí)
Thay đổi như vậy, ta có được đoạn văn kể theo ngôi thứ ba với sắc thái khách quan.
Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì khác cho đoạn văn.
Thay từ “tôi” vào các từ “Tlianh”, “chàng”. Ngôi kể “tôi” tô đậm thêm sắc thái tình cảm cho đoạn văn.
Đoạn văn:
“Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Tôi định thần nhìn rõ: con mèo già của bà tôi, con mèo già vẫn chơi đùa với tôi ngày trước. Con vật nép chân vào mình khe khẽ phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Tôi mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo”.
(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)
Truyện cây bút thần kể theo ngôi nào? Vì sao như vậy?
Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ ba, người kể ở đây giấu mình vì đây là truyện cổ tích, câu chuyện được kể theo kí ức của cộng đồng chứ không phải theo quan sát, nhận xét của bản thân người kể.
Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất?
(Phần lý giải giông câu 3)
Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể nào?
Trong viết thư, người viết sử dụng ngôi thứ nhất, gọi tên đốì tượng nhận thư theo ngôi thứ hai (anh, chị, bác, bôi..)
Dùng ngôi thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.
Đoạn văn tham khảo
Ngày hôm nay là ngày mà tôi cảm thấy sung sướng nhất. Đi học về, vừa bước vào nhà, tôi đã nhìn thấy những hộp quà với đủ màu sắc khác nhau được đặt ở trên bàn. Tôi rất lấy làm lạ, không hiểu những hộp quà này ở đâu mà có và là của ai? Đang ngơ ngác, bỗng một bàn tay đặt nhẹ lên vai tôi, tôi giật mình quay lại. Ôi! Bô', bô' tôi từ nước ngoài trở về, đã ba năm qua bô' sang bên nước Anh công tác. Tôi ôm chầm lấy bò', bô' dẫn tôi lại chỗ những hộp quà và hỏi tôi:
- Con có thích không?
Quả thực, tôi rất thích bởi vì chưa bao giờ tôi lại có nhiều quà như vậy. Tôi vội mở từng hộp ra, ôi đủ mọi thứ, nào là ô tô, máy bay, tàu hỏa, bút vẽ, màu vẽ và cả một cái bàn vẽ bằng điện tử.
Các bạn có biết không, tôi thật hạnh phúc.