Soạn bài Buổi học cuối cùng

  • Buổi học cuối cùng trang 1
  • Buổi học cuối cùng trang 2
  • Buổi học cuối cùng trang 3
  • Buổi học cuối cùng trang 4
BƯÔÌ HỌC cơảl CÚNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm bắt cô't truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện.
Truyện đã khẳng định được một điều : “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”.
Nắm được phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Buổi học cuối cùng của tác giả An-phông-xơ Đô-đê (1840 - 1897Lmột nhà văn Pháp. Truyện lấy bô'i cảnh từ một biến cố lịch sử : sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870, nước Pháp thua trận, hai vùng An-đát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Các trường học ở đây bị buộc học bằng tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu chuyện được diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào ? Em hiểu như thế nào về tên truyện ngắn Buổi học cuối cùng ?
Câu chuyện này diễn ra trong hoàn cảnh nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ.
Thời gian năm 1870
ơ một làng thuộc vùng An-dat
Buổi học cuối cùng là tên của truyện nhưng đồng thời cũng là buổi học cuối cùng của các em học sinh làng An-dát được học tiếng Pháp, bởi từ ngày mai các em phải học tiếng Đức vì làng An-dát và làng Lo-ren đã bị nhập vào nước Phổ.
Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy ? Còn có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật.
+ Truyện có hai nhân vật chính : Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha-men, ngoài ra còn có một số nhân vật phụ.
+ Chú bé Phrăng là nhân vât kể chuyên. Truyện được kể từ ngôi thứ nhát. Cách kể này tạo ấn tượng về một câu chuyện có thật, đồng thời cũng thể hiện được tâm trạng ý nghĩa của nhân vật kể chuyện.
+ Nhân vật chú bé Phrăng là người nổi bật nhất.
Bố cục bài văn : chia làm ba đoạn
+ Đoạn 1 : Từ “Buổi sáng hôm ấy” đến “mà vắng mặt con”. Giới thiệu quang cảnh trên đường và quang cảnh ở sân trường qua sự quan sát của Phrăng.
+ Đoạn 2: Từ “Tôi bước qua ghế dài” đến “Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này”. Diễn biến của buổi học cuối cùng.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại. Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuỗì cùng, chú bé Phrăng đã thấy khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học ? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra ?
Tâm trạng của Phrăng : định trôn học vì đã trễ giờ và sợ thầy hỏi bài do mình không học bài. Nhưng cậu đã cưỡng lại được ý định ấy và vội vã đến trường.
Quang cảnh trên đường : thấy nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị.
Quang cảnh ở sân trường : im lặng như buổi sáng chủ nhật, mọi người ngồi vào chỗ ngồi.
Tất cả những điều đó đã báo hiệu về một cái gì nghiêm trọng khác thường của ngày hôm ấy và buổi học ấy.
Ý nghĩa tâm trạng (đặc biệt là thái độ đô'i với việc học tiếng Pháp của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng)?
Tâm trạng của chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng :
— Khi thầy Ha-men cho biết đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng choáng váng sững sờ và giờ đây cậu đã hiểu sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay trên đường đi học, ở sân trường, ở lớp học và đặc biệt là trang phục của thầy giáo. Cậu thấy nuôi tiếc về những ngày vừa qua, sự lười biếng trong học tập, sự ham chơi của mình.
Đoạn văn thể hiện tâm trạng day dứt của Phrăng : Từ “Bài họ< Pháp văn cuối cùng của tôi” đến “tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ”.
Sự ân hận của Phrăng thể hiện ở việc cậu đọc bài nhưng cậu dã không đọc được vì cậu không nắm được quy tắc phân từ. Cậu cảm thấy xấu há và tự giận mình. Chính trong tâm trạng ấy mà khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp cậu đã thấy thật rõ và dễ hiểu.
“Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng.
Tôi củng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”.
— Được tận mắt chứng kiến hình ảnh các cụ già đến dự buổi học cuối cùng, được nghe, hiểu những lời nhắn nhủ tha thiết và cảm động của thầy
Ha-men và những sự việc diễn ra trong buổi học hôm ấy, nhận thức và tâm trạng của Phrăng đã có những biến đổi sâu sắc.
Cậu hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp, và tha thiết muôn được thể hiện nhưng cậu đã không còn cơ hội để được học tiếng Pháp ở trường nữa.
Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuô'i cùng đã được miêu tả như thế nào ?
Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả trong buổi học cuối cùng :
Trang phục của thầy : mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Những thứ trang phục này chỉ dùng vào những buổi lễ trang trọng như phát phần thưởng hoặc có thanh tra. Với cách ăn mặc trang trọng này của thầy Ha-men càng làm cho buổi học cuối cùng mang ý nghĩa hệ trọng.
Thái độ đôi với học sinh : lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở học sinh. Đặc biệt là không trách mắng Phrăng khi cậu đến lớp muộn, không thuộc bài. Kiên nhẫn giảng giải như muốn truyền cho học sinh tất cả những điều hiểu biết của mình.
Hành động cử chỉ lúc buổi học kết thúc : Thể hiện tinh thần yêu quý ngôn ngữ của dân tộc vì đó là biểu hiện của tình yêu nước, yêu Tổ quốc.
Hãy tìm một sô' câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của phép so sánh đó.
Một sô' câu văn có sử dụng phép so sánh :
Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố, nào tiếng ngăn bàn đóng mở, tiếng mọi người vừa đồng thanh...
Tác dụng : So sánh những âm thanh ở trong trường học với chợ để thấy được sự ồn ào và náo nhiệt của trường học.
Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới xung quanh lớp.
So sánh những tờ mẫu với lá cờ nhỏ để thấy được sự uy nghiêm của những tờ mẫu.
Trong truyện, thầy Ha-men có nói "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chôn lao tù...”. Em hiểu như thê' nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy ?
Câu nói của thấy Ha-men thể hiện lòng yêu nước tha thiết và sâu sắc bởi thầy đã nêu bật lên được giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Ỷ nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ. Tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do.
GHI NHỚ : Phần này các em đọc SGK
B. LUYỆN TẬP
Kể tóm tắt lại truyện Buổi liọc cuối cùng.
Một buổi sáng cậu bé Phrăng ngủ dậy muộn và định trôn học ở nhà, bởi cậu sợ đến trường bị thầy giáo quở trách, hơn nữa cậu lại không thuộc bài. Suy nghĩ mãi rồi cậu lại quyết định đi học.
Trên đường đi, cậu thấy rất nhiều người đứng vây quanh bảng dán cáo thị, khi vào đến trường, cậu thấy im ắng giông như ngày chủ nhật. Cậu chạy nhanh vào lớp đã thấy các bạn ngồi vào chỗ, còn thầy Ha-men thì đi đi lại lại với bộ quần áo trang trọng. Đặc biệt hôm nay trong lớp còn có cả dân làng và cụ Hô-de.
Khi thấy mọi người đã đến đông đủ, thầy dịu dàng nói : “Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng”. Câu nói đó khiến cho cậu bé Phrăng choáng váng và cậu chợt hiểu những gì đã diễn ra vào buổi sáng hôm nay trên đường đi tới trường và tại sao ở trường có nhiều điều khác lạ.
Thầy Ha-men giảng bài rất say sưa, dường như thầy muôn truyền hết mọi sự hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng này. Kết thúc giờ học, thầy muôn nói với tất cả mọi người, nhưng cái gì đó khiến cho thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy cầm phấn quay về phía bảng dằn mạnh hết sức thầy viết thật to : “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
Viết một đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
Thầy giáo Ha-men :
Thầy Ha-men là thầy giáo dạy bộ môn tiếng Pháp, với hơn bốn mươi năm trong nghề, thầy là cầy “cổ thụ” của trường. Năm nay thầy Ha-men đã già rồi, nhưng dáng đi của thầy vẫn còn nhanh nhẹn. Mái tóc thầy bạc trắng. Trên khuôn mặt phúc hậu đã lấm tấm đồi mồi, những nếp nhăn như những rẻ quạt chạy dài từ phía trước ra sau tạo nên những lớp sóng trên gương mặt của cái tuổi đã xế chiều. Tuy vậy khi cười ánh mắt thầy vẫn sáng và trong.
Hôm nay trong buổi học cuôĩ cùng, thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu, trông thầy thật trang trọng...