Soạn bài Thánh Gióng (Truyền thuyết)

  • Thánh Gióng (Truyền thuyết) trang 1
  • Thánh Gióng (Truyền thuyết) trang 2
  • Thánh Gióng (Truyền thuyết) trang 3
THÀNH GIỎNG
(Truyền thuyết)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện. — Kể lại được truyện.
TÌM HIỂU NỘI DUNG
Phân đoạn: Chia thành 4 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến “nằm đấy"
Đoạn 2: Tiếp theo đến “cứu nước”
Đoạn 3: Tiếp theo đến “lên trời”
Đoạn 4: Phần còn lại TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Truyền thuyết Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết đó?
Những nhân vật có trong truyện: Hai vợ chồng ông lão, cậu bé làng Gióng, sứ giả và nhân dân.
Nhân vật chính: Cậu bé làng Gióng (Thánh Gióng)
Những chi tiết tưởng tượng,.kì.ảo và giàu ý nghĩa:
Một vết chân to, ướm thử về nhà có thai.
Thụ thai mười hai tháng.
Đứa trẻ lên ba không biết nói, biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy.
Nghe sứ giả rao tìm người tài giỏi, đứa trẻ bỗng cất tiếng nói.
Lớn nhanh như thổi, biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng.
Ngựa hí, phun lửa.
Nhổ bụi tre ven đường làm vũ khí giết giặc.
Người, ngựa bay lên trời.
Theo em các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?
а.	Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước, đặt ý thức đầu tiên đối với đất nước: Đã không nói thì thôi, nhưng lời nói đầu tiên là lời nói yêu nước. Đó cũng là khả năng khác thường của những người anh hùng.
Hình ảnh của cậu bé làng Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân bình thường họ cần cù, lặng lẽ làm ăn. Nhưng khi đất nước có lâm nguy thì họ dũng cảm, đoàn kết đứng lên cứu nước.
б.	Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.
Để đánh giặc và thắng giặc, nhân dân ta, dân tộc ta phải chuẩn bị đầy đủ vũ khí và lương thực. Không chỉ dừng lại ở những vũ khí thô sơ mà phải có những vũ khí hiện đại, kĩ thuật để đưa vào cuộc chiến đấu (ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt...).
Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh. Gióng lớn lên bằng chính thức ăn của nhân dân. Sức mạnh của Gióng được nuôi dưỡng bằng những cái giản dị, bình thường của nhân dân.
Gióng không chỉ là con của mẹ mà Gióng là con của nhân dân. Chính nhân dân đã tạo nên sức mạnh cho Gióng.
Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân.
Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
Sức bật mạnh mẽ của nhân dân, của dân tộc khi đất nước đứng trước vấn đề sống còn, cấp bách đòi hỏi dân tộc phải vươn lên một tầm vóc phi thường.
Sự vươn vai của Gióng liên quan đến truyền thông của văn học dân gian. Đã là anh hùng thì phải khổng lồ về thể xác, mạnh mẽ và đầy chiến công (ví dụ như Sơn Tinh, Thần Trụ Trời...).
Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gióng cũng như nhân dân đánh giặc không những bằng vũ khí lợi hại mà cả những cây cỏ, những gì có thế’ giết giặc đều trở thành vũ khí.
Gióng đánh giặc xong, cởi áo sắt để lại và bay về trời.
Thể hiện yếu tô' phi thường của người anh hùng (ra đời đã phi thường, nay ra đi lại phi thường hơn).
Gióng không hề đòi hỏi công đanh mà chỉ để lại dấu tích của chiến công cho quê hương, xứ sở.
Hình ảnh bay về trời là trở về với cõi vô biên bất tử.
Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng
Gióng là hình tượng tiêu biểu cao đẹp của người anh hùng đánh giặc cứu nước đầu tiên.
Sức mạnh của Gióng cũng chính là sức mạnh của cả dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Thể hiện ước mơ của nhân dân muốn có một người anh hùng phi thường đứng ra bảo vệ, chông giặc ngoại xâm.
* Truyền thuyết liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyền thuyết Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
Vào thời đại Hùng Vương, đất nước ta liên tục phải chông giặc ngoại xâm, do đó đòi hỏi sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc.
Thể hiện tinh thần đấu tranh kiên quyết, đũng cảm không sợ hy sinh gian khổ của nhân dân ta, một dân tộc tuy nhỏ nhưng dám đứng lên bảo vệ đất nước.
Sô" lượng vũ khí và kiểu loại vũ khí của người Việt không ngừng được tăng lên.
LUYỆN TẬP
Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
Gợi ý:
Hình ảnh đẹp phải có ý nghĩa về nội dung hay về nghệ thuật (sự vươn vai của Gióng) ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc; người ngựa bay lên trời.
Nêu lý do
Theo em, tại sao hội thi trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng?
Đây là hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên - lứa tuổi Gióng.
Mục đích của hội thi là khỏe mạnh, khỏe mạnh để học sinh có thể học tập tốt, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ đất nước.
GHI NHỚ
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.