Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

  • Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự trang 1
  • Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự trang 2
  • Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự trang 3
  • Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự trang 4
TÌM HIỄƯ ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN Tự sự
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Biết tìm hiểu đề một bài văn tự sự và cách làm bài văn tự sự.
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
Đề văn tự sự:
Đề văn tự sự có thế diễn đạt thành nhiều dạng. Đề có thể yêu cầu tường thuật, kể chuyện, tường trình, một sự kiện, một câu chuyện hoặc có thể nêu ra một đề tài về câu chuyện, tức là chỉ nêu ra nội dung trực tiếp của câu chuyên. Ví dụ “kỉ niệm tuổi ấu thơ” hay “ngày sinh nhật”.
- Khi tìm hiểu đề cần chú ý: tìm hiểu kĩ lời văn xem đề đòi hỏi kể chuyện gì? Việc gì. Trọng tâm của đề là ở những từ ngữ nào, phạm vi viết bài, tình cảm thể hiện trong bài ra sao.
Cách làm bài văn tự sự:
Để làm bài văn tự sự, ta có hai công việc:
+ Tìm hiểu đề.
+ Lập dàn bài.
Lập ý: Xác định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yêu của của đề.
Lập dàn ý: Có dự định mở bài như thê nào? Kể chuyện ra sao và kết thúc vào lúc nào?
Ví dụ:
Cho đề văn: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”
Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài.
Như vậy đề ở đây cho phép người làm tự chọn câu chuyện nhưng yêu cầu học sinh chú ý tới chủ đề muốn biểu đạt. Mặt khác, “kể chuyện bằng lời” tức là học sinh không được sao chép một văn bản có sẵn mà phải tự nghĩ ra bằng ngôn ngữ riêng của mình.
Kể chuyện Sự tích Hồ Gươm.
Khi kể chuyện Sự tích Hồ Gươm cần chú ý: đây là truyền thuyết về địa danh, loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc trực tiếp những tên núi, tên sông... Nhưng đây cũng là truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi. Do đó khi kể cần đề cập những vấn đề sau:
Lê Thận bắt được lưỡi gươm, Lê Lợi bắt được chuôi gươm, chuôi và lưỡi gươm tra vào nhau vừa khít. Lê Lợi được trao quyền lãnh đạo nhân dân đánh thắng quân Minh. Sau khi thắng trận, thần sai Rùa Vàng lấy lại kiếm ở hồ Tả Vọng, nên hồ có tên là Hoàn Kiếm. Ớ đây, nên chọn sự việc trả kiếm là chính, không nên tỉ mỉ kể nhiều về việc Lê Thận ba lần quăng lưới vẫn bắt được lưỡi gươm, gươm phát sáng trong nhà...
GHI NHỚ
- Khi tìm hiểu để văn tự sự thì phải tỉm hiểu kĩ lời văn của đề dể nắm vững yêu cầu của đề bài, chủ yếu là kể chuyện, kể việc hay tường thuật.
Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của dề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện.
Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
Cuối cùng phải viết thành bài văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết luận.
LUYỆN TẬP