Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

  • Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự trang 1
  • Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự trang 2
  • Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự trang 3
  • Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự trang 4
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỬA BÀI VĂN Tự sự
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được chủ đề của bài văn tự sự.
Bô" cục và yêu cầu của các phần trong bài văn tự sự.
Tập viết phần mở bài, thân bài và kết luận.
II. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người kể thể hiện trong câu chuyên. Chủ đề là những điều mà câu chuyện muôn ca ngợi, đề cao, khẳng định hoặc phê phán, chế giễu. Như vậy, chủ đề thấm nhuần trong sự việc, trong mâu thuẫn và trong cách giải quyết, do đó người kể phải chọn các sự việc sao cho thích hợp với chủ đề và phải kể sao cho chủ đề biểu hiện ra để người đọc nhận thấy.
Dàn bài là sự xắp xếp bề ngoài bao gồm ba phần: Mở bài; thân bài; kết luận. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gẫy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?
Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé chứng tỏ sự hết lòng của ông trong chữa bệnh cứu người, vô tư không phân biệt giàu nghèo, ai nguy hiểm thì chữa trị trước.
Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản. Vậy chủ đề của câu chuyện trên đây có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không? Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Hãy gạch dưới câu văn đó.
Chủ đề của câu chuyện: Thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh của nhà danh y lỗi lạc Tuệ Tĩnh.
Chủ đề của bài văn được thể hiện trong câu văn: “hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh” hoặc câu “con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ơn huệ".
Tên nhan đề của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề sau, hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lý do:
Tuệ Tĩnh và hai người bệnh (1): Tựa đề này nêu lên các tình huống buộc phải lựa chọn.
Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh (2).
Y đức của Tuệ Tĩnh (3).
Ở nhan đề (2) và (3) nói lên tấm lòng, tình cảm và y đức tức là đạo đức, phẩm chất cao đẹp của nhà danh y lỗi lạc Tuệ Tĩnh.
Ở đây chúng ta cũng có thể đặt tên khác cho tác phẩm: Một tấm lòng cao quý; Một người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh; Y đức của một người thầy thuốc...
Các phần Mở bài; Thân bài; Kết bài trên đây thực hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự.
— Mở bài: Giới thiệu về nhà danh y lỗi lạc đời Trần - Tuệ Tĩnh.
Thân bài: Công việc và phẩm chất cao đẹp của Tuệ Tĩnh.
Kết luận: Ca ngợi tinh thần trách nhiệm của Tuệ Tĩnh.
GHI NHỚ
Chủ dề là vấn dề chủ yếu mà người viết muốn dặt ra trong văn bản.
Dàn bài bài văn tự sự thường gồm ba phần:
Phần mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
Phần thân bài kể diễn biến của sự việc.
Phần kết bài kể kết cục của sự việc.
LUYỆN TẬP
Đọc truyện sau đây và trả lời câu hỏi?
Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề?
Chủ đề: Tô' cáo tên cận thần tham lam bằng cách chơi khăm lại nó.
Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề: “Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều là hạ thần đã dồng ý chia cho viển quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi”.
Hãy chỉ ra ba phần: Mở bài; Thân bài; Kết bài.
Mở bài: câu 1, Kết bài: câu cuối, Thân bài: phận còn lại.
Truyện này với truyện về Tuệ Tĩnh có gì giông nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề.
Hai truyện giông nhau về bô' cục và khác nhau về chủ đề: Mở bài trong truyện Tuệ Tĩnh bộc lộ được chủ đề. Còn mở bài trong truyện Phần thưởng chỉ giới thiệu được tình huống, kết bài truyện Tuệ Tĩnh có sức gợi người thầy thuốc lại bắt đầu bằng cuộc chữa bệnh mới. Kết bài trong truyện Phần thưởng là viên quan bị trừng phạt, người nông dân được thưởng. Nếu truyện Tuệ Tĩnh bất ngờ ở đầu câu chuyện thì truyện Phần thưởng bất ngờ ở phần cuô'i câu chuyện.
Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào?
Sự thú vị trong câu chuyện:
Người nông dân nhặt được ngọc quý muôn dâng vua.
Nhờ quan tìm cách để gặp vua.
Quan đòi chia nửa phần thưởng mà vua ban cho người nông dân.
Người nông dân đòi vua thưởng năm mươi roi.
Chia một nửa sô' roi cho viên quan.
Đọc lại các bài San Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết bài đã kết thúc câu chuyện như thê' nào?
Tên truyện
Mở bài
Kết bài
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Nêu tình huông: Vua Hùng muốn kén rể
Nêu sự việc vẫn tiếp diễn: Thủy Tinh hàng năm dâng nước đánh Sơn Tinh.
Sự tích Hồ Gươm
Nêu tình huống: giặc Minh xâm lược và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Nêu sự việc kết thúc: Việc trả gươm và hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm