Soạn bài Bức tranh của em gái tôi

  • Bức tranh của em gái tôi trang 1
  • Bức tranh của em gái tôi trang 2
  • Bức tranh của em gái tôi trang 3
  • Bức tranh của em gái tôi trang 4
  • Bức tranh của em gái tôi trang 5
BỚC TRANH CỬA EM GÁI TÔI
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện : Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của mình. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật.
II. TÌM HIỂU NỘI DUNG
Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh kể về một câu chuyện trong đời sống hàng ngày ở một gia đình có hai anh em, trong đó người em gái tên là Kiều Phương. Kiều Phương còn có một cái tên nữa là Mèo (do anh trai nó đặt) vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn.
Một ngày nọ, người anh bắt gặp em gái mình trộn thứ bột gì đó rất đen và ghê. Sau khi tiến hành điều tra, người anh biết đó là bột vẽ do chính Mèo tự chế ra.
Một hôm, có chú Tiến Lê đến chơi, mang theo cả bé Quỳnh. Mèo mừng lắm bèn lôi bé Quỳnh ra vườn và cho bé xem những bức tranh mà nó vẽ. Lát sau bé Quỳnh chạy thẳng vào nhà thì thầm to nhỏ với chú Tiến Lê và kéo chú ra vườn. Từ ngoài vườn trở vào, chú nói với bỗ" của hai anh em :
Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không ?
Nói xong, chú trải những bức tranh ra trước mặt bô" Mèo. Người bô" ngây người, như không tin vào mắt mình, ông không ngờ, con gái ông lại vẽ đẹp như vậy.
Kể từ hôm đó, cả bô" và mẹ cô bé đều hào hứng mua sắm cho Mèo những thứ gì cần cho công việc vẽ của nó.
Qua lời giới thiệu của chú Tiến Lê, Mèo được đi tham dự tranh quốc tê". Thật không ngờ trong kì thi này Mèo đoạt giải nhất. Cả nhà đều vui, nhưng chỉ có anh trai nó lại tỏ một thái độ mặc cảm trước thành tích mà em gái mình đạt được. Trong khi đó thì Mèo lại rất vô tư, Mèo muôn trong kì lãnh giải này phải có sự hiện diện của anh mình.
Người trong bức tranh mà nó vẽ đoạt giải, không ai xa lạ mà chính là anh trai nó. Người anh đến xem vô cùng ngỡ ngàng và cảm động về sự chân tình của người em gái.
Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã khêu gợi sự suy nghĩ để đi tới nhận thức và cách cư xử đúng đắn trước thành công hay tài năng của người khác. Ớ đây tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách.
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhóm về những điểm sau : a. Nhân vật chính trong truyện
Truyện có hai nhân vật : Người anh và cô em. Nội dung chính của truyện diễn tả tầm trạng và thái độ của người anh trước tài năng hội họa của em gái mình. Như vậy có thể coi nhân vật người anh là nhân vật chính.
Mặt khác, chúng ta cũng thấy rằng cô em gái là đối tượng quan sát được nói đến trong suốt cả truyện qua lời của nhân vật kể chuyện - người anh, cũng có thể coi cô em gái là nhân vật chính.
Như vậy cả hai nhân vật người anh và cô em gái đều là nhân vật chính, trong đó người anh là nhân vật trung tâm (truyện không nhằm vào việc ca ngợi hay khẳng định tài năng của cô em gái mà truyện hướng người đọc tới sự thức tỉnh qua diễn biến tâm trạng của người anh).
b. Truyện được kể theo lời và ý nghĩ của nhân vật người anh. Cách kể này có thể miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên bằng chính lời của nhân vật ấy. Ngoài ra cách kể này còn giúp nhân vật có thể tự soi xét tình cảm, ý nghĩ của mình để tự vượt lên trong sự hoàn thiện nhân cách.
Đọc kĩ truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh (nhân vật kể chuyện) và cho biết :
Diễn biến tâm trạng của người anh qua các thời điểm (Từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa ở cô em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em trong phòng trưng bày.
Lúc đầu, khi thây em gái thích vẽ, nó lục lọi tự chế màu vẽ, người anh chỉ coi đó là trò nghịch ngợm của trẻ con nên không để ý. Gọi em gái mình là Mèo (hay lục lọi đồ vật và mặt mũi luôn bị bôi bẩn...).
Khi cả nhà phát hiện ra tài năng của em thì người anh lại cảm thấy mình bất tài và bị đẩy ra ngoài (ít ai quan tâm) => cảm thấy buồn, muôn khóc. Từ đó nảy sinh ra một thái độ cáu gắt và không thân với em gái mình nữa. Mặc dù vậy, nhưng cậu ta không thể không quan tâm đến những bức tranh của em gái vì vậy cậu đã lén xem và thầm phục trước tài năng của em mình. Nhưng điểm quan trọng nhất trong diễn biến tâm lí của người anh là ở chi tiết khi cậu ta đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của em gái mình lại là bức tranh vẽ chính cậu và điều không ngờ là hình ảnh của cậu được cảm nhận qua cái nhìn của em gái : “một chú bé đang ngồi nlùn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa”.
Tâm lí của cậu lúc này từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ.
Cậu ngạc nhiên vì bức tranh vẽ chính cậu. Còn hãnh diện vì có cô em gái vẽ đẹp, đạt giải nhất. Trạng thái xấu hổ ở đây là tự nhận mình yếu kém, không xứng đáng được như vậy trong bức tranh của em gái : “Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư ? Chính vì vậy mà người anh đã hiểu được bức chân dung của mình được vẽ bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái.
Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện ? Qua đó em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh ?
Đoạn kết của truyện nói về sự cảm nhận của người anh, khi thấy chân dung của mình được vẽ bằng tấm lòng, tâm hồn, lòng nhân hậu của cô em gái dành cho mình.
Cảm nghĩ của em về người anh :
Người anh đã thấy được những sai lầm trong thái độ và cách cư xử của mình với em gái. Từ đó nhận ra em gái mình là người có tấm lòng nhân hậu và độ lượng.
Em có cảm nhận gì về cô em gái trong truyện. Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này ?
Cô em gái trong truyện là một người hồn nhiên, hiếu động, thích tìm tòi, khám phá (tự mình chế ra màu vẽ), là người có tài năng hội họa (đoạt giải trong kì thi tranh quổc tế). Nhưng điều đáng nói ở đây là cô có một tâm hồn trong sáng, lòng bao dung, và tấm lòng nhân hậu (dành tình cảm tốt đẹp cho anh trai trong việc thể hiện bức tranh “Anh trai tôi”). Chính tấm lòng đó đã giúp anh mình vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti trong cuộc sông.
GHI CHÚ
Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái có năng khiếu hội hoạ đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình và vượt lên được lòng tự ái, đố kị. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật người anh qua cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất.
B. LUYỆN TẬP
Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
Đoạn văn:
Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, tôi bồi hồi đứng lặng trước bức tranh của em gái tôi đã được đóng khung, lồng kính.
“Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không những chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa”.
Thoạt nhìn, tôi giật sững người, chả lẽ bức chân dung kia lại chính là tôi sao? Tôi càng không thể tin vào mắt mình khi chợt nhận ra hàng chữ “Anh trai tôi”. Khuôn mặt tôi tự nhiên đỏ bừng lên, hai tai cảm thấy nóng hổi, đầu óc tôi quay cuồng. Chẳng lẽ tôi lại hoàn hảo như vậy ư ? Tôi lấy làm xấu hổ, bởi lâu nay tôi đôi xử không tốt với em gái mình chỉ vì tính đô kị. Trong khi đó em gái tôi lại vẽ tôi bằng tất cả tâm hồn và lòng nhân ái dành cho tôi. Tôi bỗng òa khóc...
Giả định một thành viên trong lớp hoặc gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Em thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy.
Đoạn văn :
Hôm nay không giống như mọi ngày, cô Hương bước vào lớp với nét mặt rạng rỡ và nụ cười tươi tắn trên môi. Cô Hương vừa là chủ nhiệm, vừa là giáo viên dạy môn Ngữ văn của lớp 6A chúng tôi.
Sau khi cho mọi người ngồi xuống, cô trịnh trọng tuyên bó':
Trong kì thi giỏi văn của tỉnh vừa qua Lan Anh đạt giải nhất.
Cả lớp không ai bảo ai, mọi người đều ồ lên, rồi một tràng vỗ tay liên tục không ngớt. Cả trăm con mắt đổ dồn về phía Lan Anh ai cũng thầm phục và kính nể.
Mạnh Hùng lớp trưởng vội xin phép cô chạy ra ngoài. Biết là việc làm của mình không đúng, nhưng Hùng vẫn hái một bông hồng đẹp nhất ở bồn hoa trước cửa lớp để tặng Lan Anh. Tiếp theo là những cái bắt tay của các bạn trong lớp, ai cũng muôn chia sẻ với sự thành công của Lan Anh. Riêng tôi, tôi nắm chặt bàn tay nhỏ bé của cô bạn gái xinh đẹp, học giỏi và cũng là người bạn thân nhất của tôi.
Sau sự huyên náo, chúng tôi ngồi yên lặng, lắng nghe Lan Anh nói về bài văn mà bạn đã làm trong kì thi học sinh giỏi vừa qua. Đề tài là nói về mẹ. Bài viết của Lan Anh thật cảm động, hình ảnh về mẹ chỉ là những gì còn đọng lại trong kí ức của bạn mà thôi, bởi Lan Anh mất mẹ khi bạn ấy mới có năm tuổi. Trong lớp, đã bắt đầu có tiếng sụt sùi, có bạn đã bật tiếng khóc to. Riêng tôi cũng không sao cầm được nước mắt... không khí trong lớp bây giờ bỗng trầm hẳn xuống, nhưng rồi chính cô giáo đã khơi lại sự náo nhiệt vui tươi của lớp lúc ban đầu, cả lớp lại rầm rầm vỗ tay...